Những trường hợp nào bị hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ?
DNVN - Thông tư 10/2021/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mới đây nêu rõ những trường hợp hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
Nhiều điểm mới trong quy định kiểm soát giá và tiêu chuẩn trang thiết bị y tế / PGS.TS Giang Thanh Long: Cần cung cấp động lực cho doanh nghiệp để giữ chân công nhân
Từ ngày 20/1/2022, trong các trường hợp sau sẽ hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận (GCN) doanh nghiệp KH&CN:
Có hành vi xâm phạm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả KH&CN đã kê khai trong hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc phán quyết của Tòa án.
Từ ngày 20/01/2022 sẽ hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trong một số trường hợp.
Có hành vi giả mạo nội dung hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Bao gồm hành vi giả mạo các loại văn bản xác nhận, công nhận kết quả KH&CN của cơ quan có thẩm quyền tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ; hành vi cố ý kê khai sai thông tin về tỷ lệ doanh thu để cấp GCN doanh nghiệp KH&CN đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ đủ 5 năm trở lên.
Khi bị hủy bỏ hiệu lực GCN, doanh nghiệp bị truy thu toàn bộ các khoản tiền đã được miễn giảm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hủy bỏ hiệu lực GCN có trách nhiệm thông báo về việc hủy bỏ và đăng thông tin theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo