Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu
Ông Hậu nói:
- Bộ Tài chính đến nay đã trình Chính phủ và Bộ Chính trị đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Việc soạn thảo đề án đã hoàn thành, giờ đã đến lúc bắt đầu thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tài chính gần đây liên tiếp làm việc với các tập đoàn lớn của Nhà nước để thúc đẩy việc triển khai.
Một trong những nội dung đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là đào tạo, lựa chọn được bộ máy điều hành, các tổng giám đốc doanh nghiệp giỏi. Sắp tới có thể thành viên hội đồng quản trị doanh nghiệp không nhất thiết là cán bộ nhà nước mà có thể thuê giáo sư đại học có trình độ quản lý giỏi làm thành viên độc lập PGS.TS Hoàng Trần Hậu |
Bước đầu bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, phải cắt giảm 5-10% chi phí quản lý theo đúng nghị quyết 01/2012 của Chính phủ. Đây là việc cần thiết để các doanh nghiệp nhà nước nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành...
* Thưa ông, một số ý kiến cho rằng chi phí kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, đôi khi họ cần tăng chi phí?
- Trước tiên phải khẳng định các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tiềm năng tiết kiệm chi phí. Trong chi phí kinh doanh có hai loại chính: chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý. Ở đây, yêu cầu bắt buộc là tiết giảm chi phí quản lý. Tiết giảm không có nghĩa cắt giảm mà những khoản chi không mang lại hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao thì hạn chế hoặc không chi nữa. Việc tiết giảm 5-10% sẽ tập trung chủ yếu vào giảm các loại chi phí cho bộ máy ở các khâu gián tiếp như chi vật tư văn phòng, chi điện nước, viễn thông, chi tiếp khách, đi lại, kể cả chi phí ngầm...
* Vì sao là 5-10% chi phí quản lý, phải chăng khả năng tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước chỉ còn từng ấy?
- Việc đầu tiên để nâng cao năng lực, tái cơ cấu là cần giảm chi phí. Và chi phí không ảnh hưởng đến sản phẩm là chi phí quản lý. Các cơ quan nhà nước mấy năm nay đã cắt giảm 10% chi thường xuyên, nên doanh nghiệp nhà nước không có lý gì không làm được. Tôi cho rằng còn nhiều khoản chi ở các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước có thể giảm. Như tổ chức đoàn đi học tập, công tác nước ngoài có thể giảm hoặc thay bằng việc mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam.
Việc tổ chức hội thảo ở phòng họp tập đoàn cũng có chi phí thấp hơn nhiều so với đưa nhau ra thành phố biển hay thuê khách sạn... Rồi chuyện xài xe công, xây dựng, bài trí phòng làm việc lãnh đạo xa xỉ cũng cần bớt đi...
* Việc tiết giảm chi phí là khuyến khích chứ không phải bắt buộc?
- Với chi phí quản lý, nghị quyết của Chính phủ yêu cầu tiết giảm 5-10%. Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Đây có thể nói là bắt buộc. Cuối năm, các doanh nghiệp nhà nước phải chứng minh được mình đã giảm được chi phí này. Tôi nghĩ không có lý do gì không giảm được nếu quyết tâm làm.
* Sau bước đầu tiên này, theo ông, sắp tới có nên áp đặt chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khu vực doanh nghiệp nhà nước đang từ 6-12% lên mức cao hơn?
Không nên cho thành lập mới tập đoàn theo các quyết định hành chính. Còn trong quá trình phát triển, nếu nhu cầu tự nhiên thành lập tập đoàn xuất hiện thì cần thiết vẫn có thể cho phép. Trong lộ trình tái cấu trúc, việc tạm dừng có nghĩa không thành lập tập đoàn không có luận chứng kinh tế kỹ thuật. Nó không có nghĩa từ nay trở đi không thành lập tập đoàn. |
- Thật ra việc nâng chỉ số lợi nhuận không quá khó với lãnh đạo doanh nghiệp. Bằng những biện pháp kế toán, họ có thể “thiết kế” được. Nhưng về lâu dài, có thể đặt ra những định mức lợi nhuận, kèm theo là cơ chế giám sát chặt. Còn trước mắt chúng ta yêu cầu giảm chi phí. Có thể trước đây doanh nghiệp chi nhiều, phát triển chiều rộng, như chi đối ngoại, quảng cáo... thì nay cần tập trung vào chiều sâu, đổi mới công nghệ.
* Bộ Tài chính sẽ thành lập Tổng cục Quản lý doanh nghiệp nhà nước? Quan điểm của ban soạn thảo đề án tái cơ cấu sẽ phải có cơ quan đầu mối quản lý các doanh nghiệp nhà nước?
- Chủ trương là cần cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính. Có ba hướng: thứ nhất là lập bộ quản lý. Thứ hai là theo mô hình Singapore, lập một tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Mô hình thứ ba là có một bộ chịu trách nhiệm chính với một tổng cục làm đầu mối.
Việc theo mô hình nào hiện vẫn đang được nghiên cứu và sẽ được quyết trong thời gian tới.
* Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có lường trước những phức tạp do đụng chạm đến quyền lợi của những nhóm lợi ích?
- Việc cơ cấu lại không dễ vì nó liên quan đến quyền lợi của một số người. Như sáp nhập một số công ty con thì sẽ có nhiều tổng giám đốc bỗng nhiên phải làm phó hoặc chuyển đi nơi khác.
Tái cơ cấu, giảm chi phí quản lý đem lại nhiều lợi ích chung nhưng không phải ai cũng hiểu, có người cố tình không hiểu vì liên quan quyền lợi của họ. Đã có trường hợp lãnh đạo công ty con mới sáp nhập thiếu sự phục tùng, chưa chịu nghe chỉ đạo của tập đoàn, hoặc chống chế.
Tôi nghĩ trong những trường hợp này, bên cạnh giải quyết tư tưởng cho cán bộ sẽ phải kiên quyết tái cơ cấu. Lãnh đạo các tập đoàn là đại diện chủ sở hữu cho toàn tập đoàn, không có lý gì công ty thuộc quyền lại không nghe chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu. Quan điểm chung là trong tái cơ cấu phải làm quyết liệt, chống các lợi ích nhóm ảnh hưởng đến lợi ích chung.
Theo TT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao