Chủ cơ sở cà phê nhuộm than pin: "Nếu uống, người chết hàng loạt!"
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động tối 22/4, bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp), chủ cơ sở thu mua nông sản nhuộm vỏ cà phê, đất đá với than pin phủ nhận dùng hỗn hợp này để chế biến, bán ra thị trường làm cà phê bột để người uống.
>> Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu khởi tố vụ trộn pin vào phế phẩm cà phê
Bà Loan cho biết quê bà ở huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai). Từ nhỏ, bà Loan cùng góp vốn mua tạp chất cà phê, hồ tiêu về sàng lọc bán kiếm lời với một người bà con tại huyện Long Khánh. Khoảng 3 năm trước, bà mới lên Đắk Nông cùng chồng là ông Nguyễn Xuân Bảo (chưa đăng ký kết hôn) làm nhà, làm kho để làm cơ sở thu mua nông sản và tạp chất cà phê cùng làm ăn với người bà con ở Long Khánh.
Cũng theo bà Loan, việc nhuộm các tạp chất này với than pin là do ông Bảo làm vì trước đó có người vào hỏi mua tạp chất cà phê màu đen với giá 3.000 đồng/kg. Khi thấy công an vào thì bà đứng ra nói thay chứ bà không tham gia vào việc này. Trong nhà bà cũng không có các dụng cụ để chế biến thành cà phê bột. "Nghĩ sao mấy thứ vỏ cà phê, sỏi cát mà chế biến thành cà phê bột. Nếu thứ đó mà làm cà phê thì giờ người đã chết hàng loạt, nhiều người phải cấp cứu trong bệnh viện" – bà Loan nói.
Liên quan đến vụ việc, tối cùng ngày, đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan công an vẫn đang khẩn trương điều tra làm rõ động cơ, mục đích sử dụng các tạp chất nhuộm than pin. "Pin, đá, vỏ cà phê thì làm sao xay xát ra thành cà phê bột để ta uống được. Về mặt khoa học, vật lý cũng không ai có thể làm được điều này. Hiện tại chúng tôi nói như thế đã, còn chứng minh tiếp theo thì phải làm rõ hơn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối