Chưa trị được nạn rút ruột container
Nhận định này được một số hiệp hội ngành hàng, giao vận đưa ra trong hội thảo “Cảnh báo về rủi ro xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 27/9 tại TP.Hồ Chí Minh.
Rỗng ruột
Thiệt hại hàng tỉ đồng
|
Theo ông Đặng Hoàng Giang - tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), đến thời điểm này đã có trên 20 doanh nghiệp của Vinacas bị mất 136 tấn nhân điều, trị giá trên 2 triệu USD.
Vụ việc gần nhất là của Công ty TNHH P xuất hai container điều sang Ai Cập tại cảng ICD Phước Long (TP.Hồ Chí Minh) phát hiện mất trên 1.000 thùng hàng (tương đương trên 2 tỉ đồng), dù hai container này không có dấu vết cạy phá, cắt, nạy seal (dấu chì niêm phong).
Thậm chí có trường hợp doanh nghiệp bị mất sáu lần, mỗi lần bảy container hàng, tương đương trên 25 tấn hạt điều trị giá khoảng 125.000 USD.
“Những người trộm hàng trong container rất chuyên nghiệp và có tổ chức. Phần lớn do lái và phụ xe cấu kết tội phạm thực hiện” - ông Giang khẳng định.
Trường hợp của Công ty dây cáp điện T, hội viên Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam, còn bi kịch hơn khi kiểm tra số container nhập về từ Malaysia, đại diện công ty phát hiện một container có trọng lượng nhẹ hơn nên mở niêm phong, kiểm tra hàng dưới sự giám sát của cơ quan chức năng gồm hải quan, đơn vị bảo hiểm, chủ hàng... thì lô hàng 20 tấn lõi đồng (trị giá 190.000 USD) chỉ là một container rỗng ruột!
Thủ đoạn tinh vi
Ông H.T.N., điều tra viên cơ quan điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh chuyên về lĩnh vực này, cho biết do có ý đồ từ trước nên các đối tượng này thường làm giấy tờ giả, bằng lái xe giả, sau đó đến xin làm tài xế tại các công ty vận tải. Bằng cách tạo lòng tin ở thời gian đầu để được giao vận chuyển các mặt hàng giá trị lớn, sau đó cấu kết với các nhóm trộm bên ngoài thực hiện được vài vụ trộm thì xin nghỉ việc.
Ngay cả trường hợp các công ty vận tải có gắn thiết bị hộp đen định vị để ghi nhận lộ trình, thời gian, vận tốc các xe đầu kéo container, theo ông N., những thành phần xấu vẫn dừng xe lại, sau đó tách xe đầu kéo khỏi thùng container và dùng xe đầu kéo khác kéo thùng container trên đến nơi vắng rút ruột rồi chở container trên về gắn như cũ, nên khó xác định vị trí trộm và tìm nhân chứng.
Trong khi chờ các cơ quan chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra các kho bãi trên cảng, các xe chở - bốc xếp hàng, ông Giang cho rằng doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng khóa chuyên dụng để khóa dự phòng khi vận chuyển container từ nhà máy đến cảng, thậm chí khóa trong suốt cả quá trình vận chuyển khi đến tay người mua hàng.
Với các hợp đồng ký kết, cần ghi rõ các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, tránh ghi các cụm từ chung chung “bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu bằng container”, mà thay vào đó là các quy định chi tiết, cụ thể.
Còn theo khuyến nghị của ông N., để có thể giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp cũng nên sử dụng hệ thống sổ sách rõ ràng, cụ thể ngày giờ giao nhận xe, giao nhận hàng hóa, để khi xảy ra vụ án cơ quan công an nhanh chóng xác minh thủ phạm kiểm tra, xác minh các hồ sơ xin việc của giới lái xe, phụ xe..
Theo Tuổi trẻ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững