Chứng khoán

Chứng khoán Châu Á trượt giá trước thềm báo cáo việc làm của Mỹ

Cổ phiếu Châu Á mất điểm, kết thúc 6 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó và giảm dần mức tăng theo tuần lớn nhất của các chỉ số chứng khoán trong khu vực kể từ Tháng 7, các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ.

Chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 0,4% xuống còn 132,81 điểm vào lúc 9:45 sáng qua ở thị trường Tokyo sau phiên tăng điểm 0,1% trước đó. Chỉ số được cho sẽ tăng 2% trong tuần này, mức cao nhất kể từ ngày 12 Tháng 7. Các sàn giao dịch vẫn chưa mở ở Trung Quốc và Hồng Kông. Giao dịch kỳ hạn trong chỉ số Standard & Poor 500 giảm 0,1% và chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 0,8%.

Ảnh: Tomohiro Ohsumi / Bloomberg

Số liệu việc làm của Mỹ hôm nay có thể mang lại những dấu hiệu khả quan về thị trường việc làm sau khi các báo cáo ngày hôm qua cho thấy nhóm ngành dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh nhất trong vòng 8 năm và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm hơn dự đoán. Cục Dự trữ Liên bang sẽ cân nhắc những dữ liệu trong cuộc họp ngày 17-18 Tháng 9 để đánh giá liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới này có đủ mạnh để đối phó với chương trình cắt giảm kích thích kinh tế chưa từng có.

Số liệu việc làm được đưa ra vào hôm nay "là một số liệu rất quan trọng để Fed chuẩn hoá các chính sách của mình," nhận định của ông Peter Esho, nhà phân tích thị trường tại Invast Securities Co.. "Cuộc thảo luận về việc làm là sẽ làm tiền đề cho kết quả cuộc họp của FED vào cuối tháng này."

Chỉ số MSCI Asia Pacific Index tăng 3% so với đầu năm, đứng sau chỉ số S & P 500 (tăng 16%). Bảng điểm chuẩn ở Hồng Kông và Singapore được ghi nhận là hai trong ba thị trường suy giảm mạnh nhất do những quan ngại về suy giảm kinh tế của Trung Quốc, trong khi đó các thị trường mới nổi trong khu vực bị biến động do các nhà đầu tư rút vốn vì lo sợ rủi ro.

Triển vọng của chương trình kích thích

Do ảnh hưởng bởi dự đoán về việc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang sẽ đề cập lại việc mua trái phiếu trong cuộc họp tháng này, lợi tức trái phiếu Mỹ tăng và giá nội tệ của các nước đang phát triển giảm xuống mức tồi tệ nhất trong vòng 5 năm.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ (INJCJC) giảm 9.000 so với tuần trước xuống còn 323.000 đơn vào 31 Tháng 8, vẫn thấp hơn so với mức ước tính thấp nhất của Bloomberg. Một báo cáo khác cho thấy các công ty tuyển thêm khoảng 176.000 lao động trong Tháng 8, theo Viện Nghiên cứu ADP.

Số lượng lao động trong ngành phi nông nghiệp của Mỹ tăng khoảng180.000 lao động trong Tháng 8, so với mức tăng 162.000 trong Tháng 7, theo ước tính trung bình của Bloomberg.
Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 35% so với đầu năm, có mức tăng điểm tốt nhất so với các thị trường phát triển khác được theo dõi bởi Bloomberg, nhờ có những tín hiệu lạc quan rằng Thủ tướng Shinzo Abe và Ngân hàng Nhật Bản có thể dẫn dắt đất nước ra khỏi tình trạng giảm phát với các chính sách kích thích kinh tế và cải cách.

Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 6,5% so với đầu năm. Đặt mục tiêu tăng trưởng chậm hơn trong năm nay cho phép chính phủ Trung Quốc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết ngày 03 Tháng 9.

Dương Hương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo