Tin tức - Sự kiện

Chung một niềm vui

(DNHN) Ở Việt Nam hiện nay có đến hơn 60% người cao tuổi bị mắc các bệnh về xương khớp. Bên cạnh sự lão hóa của cơ thể, nguyên nhân gây ra bệnh này còn do lao động nặng nhọc, cuộc sống mưu sinh khó khăn, vất vả…

Câu chuyện của ông Vũ Văn Trung ở Cụm 7, thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội và ông Lê Văn Nhi ở số 25 ngõ 59 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội là 2 trong số những trường hợp bệnh có nguyên nhân kể trên. Nhưng bằng sự kiên trì, chịu khó và duyên may gặp được sản phẩm tốt, các ông đã dần thoát khỏi căn bệnh khớp đáng sợ của mình.

Hơn 30 năm sống chung với bệnh khớp

Nhìn ngôi nhà khang trang, rộng rãi của gia đình ông Lê Văn Nhi ngay giữa khu đô thị mới Mỹ Đình, người ta không thể ngờ được cách đây hơn 30 năm, gia đình ông khó khăn, vất vả như thế nào. Do nằm trong vùng được quy hoạch để xây dựng sân vận động quốc gia Mỹ Đình nên các gia đình ở đây trong đó có nhà ông Nhi được nhà nước đền bù đất, nhờ đó mà cuộc sống trở nên khấm khá hơn.

Xuất thân từ một gia đình thuần nông, ông Nhi lớn lên từ những sào ruộng, vườn ngô, luống khoai… Lấy vợ, sinh con, ông trở thành một người nông dân chịu thương chịu khó. Ngoài công việc đồng áng, trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi lợn gà, ông còn chợ búa thêm để kiếm sống. Ngày ngày ông kẽo kẹt đạp chiếc xe thồ đi từ Hà Nội lên chợ Gạch - Sơn Tây với quãng đường hơn 60 km cả đi lẫn về để bán dưa lê, rau cỏ… nhà trồng.

Vất vả, tần tảo hôm sớm nên ngay từ thời trung niên, ông Nhi đã bị mắc bệnh đau nhức xương khớp, đêm không ngủ được vì chân tay tê mỏi, cắn rứt rất khó chịu. Có những hôm đang làm ruộng, đau quá ông phải lên bờ nằm nghỉ một lúc mới dậy làm tiếp được.

Lúc đó vì không có tiền đi khám, ông cũng không biết mình bị bệnh gì nhưng ai giới thiệu có thuốc nam, món gì hay chữa được bệnh là ông đều dùng. Sau này đi khám bác sĩ mới kết luận là ông bị gai đốt sống cổ thứ 4 và đốt sống lưng thứ 5. Có bệnh thì vái tứ phương, ông lại tiếp tục chữa trị bằng nhiều lại thuốc. Đặc biệt, ông rất ý thức được bệnh tật của mình nên ngoài việc dùng thuốc, ông còn chịu khó tập thể dục, sinh hoạt điều độ để mong bệnh thuyên giảm.

Hơn 1 năm trước, tình cờ đọc báo An ninh thủ đô, ông Nhi biết đến Viên khớp Tâm Bình có nguồn gốc từ thảo dược rất hiệu quả đối với bệnh xương khớp nên ông đã tìm mua. Sau gần 1 năm đều đặn sử dụng, ông thấy gối, khớp đỡ mỏi, lưng vẫn còn đau nhưng đỡ rất nhiều, trước ông không quay, ngoái được cổ nhưng giờ vận động đã thoải mái hơn.

“Giá biết Viên khớp Tâm Bình sớm hơn, tôi đã không phải chịu nhiều đau đớn”


Với ông Vũ Văn Trung ở Phúc Thọ, Hà Nội, tuy không phải bị bệnh khớp nhiều năm như ông Nhi nhưng nguyên nhân gây bệnh của ông cũng từ sự khó khăn, lam lũ, lao động vất vả.

 

 

 

Ông Vũ Văn Trung – Điện thoại: 01232271231



Trước đây gia đình ông Trung làm nghề nông. Là người chịu thương chịu khó nên ông luôn đảm nhiệm những phần việc nặng trong nhà như đi chợ, thồ hàng, trồng rau, mỗi ngày gánh hàng trăm gánh nước… nhưng sinh hoạt, ăn uống lại kham khổ nên cuối năm 2008, ông bắt đầu thấy người rệu rã, đau mỏi. Đi bệnh viện khám thì ông mới biết mình bị thoái hóa cột sống đốt thứ 4,5 và chỉ định không được làm việc quá sức, gánh vác nặng nhọc.

Thời gian bệnh nặng nhất là năm 2009 - 2010, ông bị đau khắp ngang thắt lưng, các khớp gối, không đi làm được, phải ra trạm xá tiêm thuốc giảm đau. Tiêm xong thì đỡ nhưng chỉ đi làm được vài buổi, ông lại bị đau trở lại. Nghe mách thuốc nào hay ông cũng đều tìm mua về uống nhưng cũng chỉ đỡ được 30 - 40%.

Thật may, được người nhà giới thiệu và biếu mấy hộp Viên khớp Tâm Bình, ông đã dùng thử thì thấy chuyển biến tốt. Uống được 8 hộp, ông thấy đỡ được 70, 80% và có thể đi làm thoải mái trở lại.

Bây giờ ông luôn ý thức kết hợp uống thuốc với chế độ ăn uống điều độ hơn, làm việc nhẹ nhàng hơn để đảm bảo sức khỏe. Hiện ông còn đảm nhiệm công việc bảo vệ tại một xưởng bia, vừa để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, vừa để tinh thần thoải mái, vui vẻ hơn. Giờ ai hỏi bệnh tình của mình, ông Trung đều cười hóm hỉnh “Giá tôi biết đến công ty Tâm Bình và Viên khớp Tâm Bình sớm hơn thì tôi đã không phải chịu bệnh tật 2,3 năm trời như thế này”.

 


Thu Huyền

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo