Chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam: Có phải là cơ hội cho nông sản Việt Nam len lỏi?
Sáng nay ( 29/5/2015), Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức chương trình tọa đàm “Chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam: Sự bùng nổ và thách thực”.
Nhận định tương lai mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi
Ngay trong bài bài phát biểu khai mạc, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán kẻ Việt Nam cho rằng, không sớm thì muộn chuỗi cửa hàng tiện lợi và siệu thị mini tại Việt Nam cũng sẽ bùng nổ. Vài năm trước đây, người mua sắm ít khi tới các cửa hàng tiện ích vì vấn đề về giá luôn đắt hơn ở chợ, thậm chí còn đắt hơn cả trong siêu thị.
Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc công ty Nielsen Việt Nam đã nhận định về xu hướng chính của người mua sắm trong thời tương lai gần, khi tầng lớp trung lưu tăng lên họ sẽ có khả năng chi tiêu nhiều tiền hơn, người dân bận rộn và không ngừng di chuyển, nhu cầu mua sắm trực tuyến đã và sẽ phát triển không ngừng.
Nhưng khi cuộc sống hiện đại với nhu cầu tiện lợi, linh hoạt, thoải mái được đặt lên trên do quỹ thời gian eo hẹp thì cửa hàng tiện ích lại có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu trên. Từ nhu cầu thuận tiện về vị trí, hàng hóa đa dạng, cách thức thanh toán, dịch vụ chất lượng.
Theo nghiên cứu về cửa hàng tiện dụng do Nielsen Việt Nam công bố về tỷ lệ nhóm người mua hàng chủ yếu của cửa hàng mua sắm tiện lợi, trong đó sinh viên (23%), người đi làm (18%), phụ nữ công sở (16%), phụ nữ nội trợ ( 9%).
Bài toán giá sản phẩm trong cửa hàng tiện ích so với các kênh bán lẻ khác sẽ làm nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực này phải tính toán kỹ. Mặt hàng nào giá cao hơn và cao hơn so với siêu thị, chợ … bao nhiêu phần trăm.
Giám đốc Nielsen Việt Nam nói thêm về tương lai của mô hình này, thực tế thì phía Bắc vẫn chưa phát triển loại hình này, ở phía Nam thì đã phổ biến hơn. Những nhà đầu tư vào chuỗi cửa hàng tiện lợi chủ yếu là đến từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Tương lai, chắc chắn loại hình chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam sẽ phát triển, không những chỉ ở đô thị, thành phố mà sẽ lan rộng ra khu vực nông thôn.Cửa hàng tiện ích không phải là một cuộc cách mạng trong ngành bán lẻ nhưng sẽ là bước nhảy vọt, thách thức đến tất cả các loại hình bán lẻ cũ.
Cơ hội cho nông sản nước nhà
Đặt câu hỏi với bà Đinh Thị Mỹ Loan về cơ hội cho nông sản Việt Nam trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi này, bà cho biết: “ Bản thân Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng sản phẩm của người Việt.
Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có những yêu cầu riêng về chất lượng, nguồn gốc, quy mô, nhà cung cấp cho mỗi mặt hàng. Cần làm việc cụ thể với từng đơn vị, siêu thị cụ thể để làm rõ vấn đề này”.
Như vậy, khi chuỗi các cửa hàng tiện lợi được phủ sóng khắp các cụm dân cư, đô thị và cả nông thôn, vùng nông nghiệp hay mỗi địa phương đều có thể giới thiệu đến từng cửa hàng sản phẩm của mình. Nếu đáp ứng được các yêu cầu đề ra thì đây sẽ là nguồn tiêu thị nông sản đầy tiềm năng trong thị trường nội địa.
Còn nhiều khó khăn
Điều quan trọng là làm thế nào để tạo được lòng tin về chất lượng sản phẩm và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.Ông Phạm Hữu Thìn ( Bộ Công thương) đặt ra câu hỏi cho Chủ tịch hiệp hội những nhà bán lẻ về vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa sự đầu tư của nước ngoài và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Khi mà các ông chủ ngoại quốc luôn muốn nhăm nhe thị trường nước ta và có thể phủ sóng toàn quốc khi có cơ hội.Vấn đề luật pháp về cấp giấy phép cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở cửa hàng ở Việt Nam rất phức tạp, tốn nhiều thời gian nên hiện nay mô hình chuỗi cửa hàng nhượng quyền rất phổ biến.
Nhưng nếu bây giờ “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp trên thì những cửa hàng nhỏ lẻ, hộ gia đình sẽ không còn đất sống. Không phải người kinh doanh nhỏ nào trong nước cũng đủ tiềm lực để mở ra một cửa hàng tiện lợi chứ đừng nói đến một chuỗi.
Để có thể đưa loại hình kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết từ việc đưa chuẩn mô hình các cửa hàng tiền lợi, quy mô các cửa hàng, mặt bằng, vấn đề lưu trữ hoặc vận chuyển…
Chắc chắn sẽ còn thêm nhiều cuộc gặp mặt khác để làm rõ vấn đề này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo