Chiến dịch toàn dân “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam
Khởi động cuộc thi An toàn thông tin cho học sinh phổ thông / Nhiều tổ chức gặp khó khi triển khai bảo mật Zero Trust
Trong những năm gần đây, mức độ sử dụng máy tính và các thiết bị kết nối mạng tại Việt Nam tăng đột biến, đây cũng chính là môi trường lý tưởng để các loại virus và mã độc bùng phát, lây lan mạnh.
Theo nhận định từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) - Bộ TT&TT , ngoàitình trạng các thiếtbị kết nối mạngcủa Việt Nam nằm trong các mạng máy tính "ma" (botnet) đã diễn ra từ rất lâu. Thời gian gần đây nhiều cuộc tấn công mạngbắt nguồn từ việc các website, máy chủ, địa chỉ IP của Việt Nam tham gia vào hạ tầng điều khiển các botnet và phát tán mã độc. Điều nay không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên không gian mạng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chuyển đổi số quốc gia.
Bên cạnh đó, người dùng internet tại Việt Nam vẫn có thói quen dùng phần mềm bẻ khóa hoặc phần mềm không bản quyền mà không quan tâm rằng phần mềm không bản quyền thường không được cập nhật kịp thời các bản vá cho điểm yếu, lỗ hổng bảo mật. Điều này dẫn tới việc máy tính, thiết bị của người dùng không được bảo vệ liên tục và rất dễ bị nhiễm mã độc trong phần mềm bẻ khóa, chúng thường cài cắm sẵn một cách có chủ đích.
Mỗi máy tính, thiết bị khi nhiễm mã độc là nguồn tiếp tục lây nhiễm virus, mã độc cho các máy tính khác. Phần lớn số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng botnet hiện naykhông chỉthuộc hệ thống mạng, thiết bị tại các hộ gia đình màcòn trong cảkhối doanh nghiệp.
Để cải thiện tình trạng trên, đồng thời hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), NCSC phát động chiến dịchtoàn dân cùng “quét sạch” mã độc trên không gian mạng Việt Nam.
Chiến dịch được triển khai đồng bộ tại 63 tỉnh thành thông qua hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin như: Đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng TMCP; các tổ chức tài chính.
Bên cạnh đó, chiến dịch cũng huy động sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu; doanh nghiệp sản xuất phần mềm phòng, chống mã độc; doanh nghiệp an toàn thông tin mạng; doanh nghiệp nền tảng có nhiều người sử dụng... với mục tiêu tiếp tục giảm tỉ lệ lây nhiễm mã độc tại Việt Nam, duy trì một cách bền vững dựa trên kết quả đã đạt được của chiến dịch năm 2020 đến nay. Xử lý các nguồn lây nhiễm mã độc.
“Chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng năm 2022” được triển khai trên diện rộng, các phần mềm phòng chống mã độc sẽ được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí tạihttps://khonggianmang.vn/chiendichmadoc2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng đến toàn bộ người dân Việt Nam.