An ninh mạng

Chuyên gia Việt phát hiện lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng toàn cầu

DNVN - Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, anh Lê Hữu Quang Linh, chuyên gia bảo mật của Trung tâm đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trên hệ điều hành Windows.

Việt Nam bắt 3 nghi phạm lợi dụng dịch Covid-19 lừa đảo gần 1 triệu USD của 7.000 người Mỹ / Nhận diện mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền bằng cách nào?

Theo các chuyên gia, lỗ hổng này có thể gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng toàn cầu, cho phép kẻ tấn công chiếm quyền kiểm soát hệ thống, cài đặt chương trình, xem, thay đổi, xóa dữ liệu người dùng hoặc có thể tạo tài khoản mới với đầy đủ quyền của người dùng.

Microsoft ghi nhận lổ hổng “CVE-2020-1319” do chuyên gia Lê Hữu Quang Linh phát hiện ở mức “Critical” (Nghiêm trọng)

Microsoft ghi nhận lổ hổng “CVE-2020-1319” do chuyên gia Lê Hữu Quang Linh phát hiện ở mức nghiêm trọng.

Microsoft ghi nhận lổ hổng “CVE-2020-1319” do chuyên gia Lê Hữu Quang Linh phát hiện ở mức “Critical” (Nghiêm trọng) và đưa ra danh sách 29 phiên bản Windows có chứa lỗi, triển khai bản vá đến người dùng. Đặc biệt, Microsoft đã vinh danh chuyên gia bảo mật Việt Nam thông qua chương trình Defense-in-depth tháng 9/2020.

Một tháng trước, Lê Hữu Quang Linh đã được Microsoft vinh danh là 100 nhà nghiên cứu bảo mật tiêu biểu có sức ảnh hưởng lớn nhất đến việc đảm bảo vấn đề an ninh mạng cho Microsoft năm 2020. Sự đánh giá này dựa trên số lượng báo cáo và tác động của các báo cáo tới lỗ hổng hệ thống của Microsoft.

Trong 6 tháng qua, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng đạt nhiều thành tích, tìm ra nhiều lỗ hổng bảo mật Zero-Day (0-Day) trên các sản phẩm lớn, tác động đến hàng trăm ngàn thiết bị và hàng chục triệu người dùng trên thế giới. Đặc biệt, những kết quả này của đội ngũ nhân sự NCSC đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Đại diện NCSC cho biết, ngoài những nhân tố nổi bật đã được vinh danh thì các kết quả nghiên cứu của Trung tâm đang dần hiện thực hoá giấc mơ đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.

Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm: “Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số”. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do Liên minh Viễn thông thế giới đánh giá và có tên trong nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số này vào năm 2030.

 

Và cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu trên là Việt Nam phải có thêm nhiều nhân sự chất lượng cao, tạo điều kiện để họ được giải quyết những bài toán khó, có ảnh hưởng lớn tới xã hội và tham gia đóng góp cho cộng đồng thế giới.

Trí Tâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm