An ninh mạng

Tỷ lệ thông tin xấu độc chống phá Nhà nước trên không gian mạng dưới 20%

DNVN - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, luôn bảo đảm tỉ lệ thông tin xấu độc chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng dưới 20% (trung bình hàng tháng vào khoảng 10% đến 15%)

​Thủ tướng: Ngăn chặn tối đa thông tin xấu, độc trên mạng / Yêu cầu Youtube gỡ kênh Khá Bảnh vì thông tin xấu độc hại

Thông tin vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại văn bản trả lời kiếnnghị của cử tri tỉnh Bạc Liêu gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Trước phản ánh của cử tri Bạc Liêu về tình trạng thông tin xấu độc chống phá Đảng, Nhà nước trên môi trường mạng Internet và việc ngăn chặn những thông tin xấu độc này, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đãtiến hành các biện pháp sau:Thứ nhất về mặt kỹ thuật,Bộ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng liên tục theo dõi xu hướng thông tin công khai trên mạng Internet để kịp thời phát hiện, xử lý tin giả, các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước, thông tin nói xấu, bôi nhọ các đồng chí Lãnh đạo cấp cao.

Từ đầu năm 2018 đến hết tháng 8/2020, cơ quan quản lý đã gỡ 283 tài khoản giả mạo cá nhân, tổ chức chuyên tung tin kích động chống phá nhà nước Việt Nam - ảnh minh họa.

Từ đầu năm 2018 đến hết tháng 8/2020, cơ quan quản lý đã gỡ 283 tài khoản giả mạo cá nhân, tổ chức chuyên tung tin kích động chống phá nhà nước Việt Nam - ảnh minh họa.

Các thông tin vi phạm luôn được kịp thời phát hiện và nhanh chóng xử lý, ngăn chặn từ nguồn phát tán, luôn bảo đảm tỉ lệ thông tin xấu độc chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng dưới 20% (trung bình hàng tháng vào khoảng 10% đến 15%); tỉ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam dưới 10% (trung bình hàng tháng vào khoảng 8% đến 9%).

Ngoài ra, Bộ Thôngtin và Truyền thôngcũng đã cung cấp công cụ hỗ trợ và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, phát hiện và phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Thôngtin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, địa phương.

Thứ hai, chủ động đàm phán, quyết liệt đấu tranh với Google và Facebook, buộc 02 doanh nghiệp này phải cam kết và nghiêm túc triển khai việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin phản động, xấu độc trên hai mạng xã hội này khi có yêu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam. Hiện nay, việc hợp tác của 2 doanh nghiệp này đã có nhiều tiến triển.

BộThông tin và Truyền thông cũng cho biết, kết quả từ đầu năm 2018 đến hết tháng 8/2020, đối với Facebook, đã gỡ 283 tài khoản giả mạo cá nhân, tổ chức chuyên tung tin kích động chống phá nhà nước Việt Nam. Đã gỡ hơn 1.800 bài viết (trong đó 8 tháng đầu năm 2020 đã gỡ gần 1.100 bài viết), 154 Fanpage đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống pháp Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, 2.444 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp. Đã gỡ 330 Fanpage quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng.

Trong thời gian có dịch Covid-19, Facebook đã thực hiện đúng cam kết, triển khai gỡ bỏ 100% tin giả, tài khoản giả mạo Bộ Y tế để đưa tin giả về liên quan đến Covid-19; nâng tỷ lệ thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay, Facebook cam kết và đã triển khai trên thực tế việc ngăn chặn, gỡ bỏ 100% tin giả, thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến Covid-19; nâng tỷ lệ thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu, độc, thông tin chống phá Đảng, Nhà nước lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Đối với Google, trên YouTube đã ngăn chặn và gỡ bỏ: 15.115 video vi phạm, gỡ bỏ 24 kênh Youtube phản động thường xuyên đăng tải nội dung chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước (mỗi kênh có khoảng 1.000 video).

Đối với AppStore: Đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để yêu cầu các nhà phát hành các ứng dụng trên AppStore phải xin phép theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. AppStore đã gỡ 27/60 game không phép, game có nội dung vi phạm theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thứ ba, tăng cường công tác hậu kiểm, xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt là việc xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

TheoBộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xác minh, làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có hơn 300 đối tượng trong nước tung tin giả bị cơ quan chức năng xử lý, trong đó đã xử phạt 22 trường hợp với tổng số tiền 222.500.000 đồng.

Đức Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo