Tạo nền tảng CNTT hướng tới hải quan số
Đình chỉ công tác Cục trưởng Cục Hải quan Bắc Ninh và 5 cán bộ liên quan đến nghi vấn nhận hối lộ của Công ty Tenma Việt Nam / Tổng cục Hải quan chỉ đạo tái xuất phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu tại cảng biển
Theo Tổng cục Hải quan, trong những tháng đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Tổng cục Hải Quan đã tích cực triển khai và có những cải cách mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT, tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến một số nội dung nổi bật sau đây:
Phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới hải quan số
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đặt ra những thách thức đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó việc xây dựng Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số là một trong những yêu cầu cần thiết và bức thiết để có được định hướng đúng đắn, xuyên suốt trong quá trình hiện đại hóa của Tổng cục Hải quan.
Xây dựng Kiến trúc tổng thể hướng tới hải quan số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới Hải quan số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho cơ quan Hải quan cũng như ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại tại Việt Nam.
Việc xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT của ngành Hải quan giai đoạn 2021 – 2025 sẽ nâng cao mức độ tự động hóa, góp phần thúc đẩy cải cách hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong giai đoạn 2021 – 2025.
Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số
Ngày 26/01/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 97/QĐ-BTC phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số làm cơ sở để Tổng cục Hải quan thực hiện thủ tục thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số. Mục tiêu thuê dịch vụ hệ thống CNTT trong lĩnh vực hải quan là thuê dịch vụ đồng bộ phần mềm, phần cứng đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Hệ thống CNTT mới phải ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh; quản lý toàn diện doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh từ khâu đầu đến khâu cuối; sẵn sàng kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp và các bên liên quan phục vụ quản lý nhà nước về hải quan.
Đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số theo Quyết định số 2439/QĐ-TCHQ ngày 22/9/2021. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tập trung thực hiện thủ tục tiếp theo thuê dịch vụ CNTT như thủ tục đấu thầu, ký hợp đồng.
Ngành Hải quan cải cách mạnh mẽ trong ứng dụng công nghệ thông tin, tạo lợi thế thương mại.
Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Tổng cục Hải quan đã cập nhật, sửa đổi, bổ sung và cung cấp mới dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 22 thủ tục hành chính. Đến hết tháng 11/2021, ngành Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho 215/237 thủ tục hành chính, chiếm 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện. Trong đó, có 209 thủ tục đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%).
Theo kế hoạch năm 2021 ngành Hải quan sẽ tiếp tục tích hợp 26 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Dự kiến trong quý IV sẽ hoàn tất tích hợp tất cả 26 dịch vụ công trực tuyến này lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Như vậy, dự kiến đến hết năm 2021, tổng số dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực hải quan được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia là 98.
Tích cực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến ngày 30/11/2021, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 235 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 4,5 triệu bộ hồ sơ của hơn 51 nghìn doanh nghiệp. Sau khoảng 6 năm đi vào vận hành chính thức (từ 2014-2021), đến tháng 10/2021, số Bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia đã tăng gấp 4 lần.
Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đến ngày 30/11/2021, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là: 453.098 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là: 1.121.562 C/O. Sau hơn 2 năm kết nối chính thức (từ 01/2018-10/2021), đến tháng 10/2021.
Ngoài ra, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cũng đang nỗ lực phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để triển khai kết nối trao đổi tờ khai Hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung của ASEAN, dự kiến Việt Nam sẽ hoàn thành giai đoạn kết nối thử nghiệm và kết nối chính thức trong năm 2021. Tiếp sau đó sẽ chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo