Amazon cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam "ghi tên" trên bản đồ thương mại xuyên biên giới
Lần đầu Việt Nam có gian hàng Quốc gia trên sàn thương mại điện tử quốc tế / Doanh nghiệp Việt có thêm kênh phân phối hàng hoá sang Trung Quốc
Ngày 14/12/2021, Amazon khai mạc “Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2021” năm thứ ba tại Việt Nam, thu hút hơn 10.000 người đăng ký tham gia trên khắp cả nước. Với chủ đề “Tinh hoa hàng Việt, vượt xuyên biên giới”, sự kiện tôn vinh các sản phẩm Made in Vietnam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn khai thác tiềm năng của thương mại điện tử xuyên biên giới, ghi dấu ấn trên bản đồ quốc tế.
Chương trình xuyên suốt 2 ngày hội nghị thể hiện nỗ lực của Amazon trong việc kết nối các thương hiệu địa phương với hàng trăm triệu khách hàng trên toàn thế giới, mang đến những kiến thức, công cụ, dịch vụ và hỗ trợ cần thiết để khai thác tiềm năng và thúc đẩy thành công của các đối tác bán hàng Việt Nam.
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết: “Với lợi thế về hàng hóa xuất khẩu, nguồn lao động và năng lực sản xuất, Việt Nam đang trong giai đoạn vàng để tạo ra những đột phá quan trọng trong ngành thương mại điện tử xuyên biên giới. Năm 2022, Amazon Global Selling Việt Nam sẽ tiếp tục đặt kỳ vọng và đầu tư nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt. Sự kết hợp giữa các sản phẩm địa phương độc đáo của Việt Nam và tầm nhìn toàn cầu sẽ là công thức chiến thắng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay”.
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam phát biểu tại sự kiện.
Bất chấp những thách thức to lớn mà đại dịch COVID-19 gây ra cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon vẫn tiếp tục phát triển và lớn mạnh. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/8/2021, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trên Amazon.
Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bán hàng trên Amazon đã đạt mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ trên cửa hàng của Amazon tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2021, Amazon Global Selling cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất và đơn vị khởi nghiệp tại Việt Nam chuyển đổi quy trình xuất khẩu. Bên cạnh đội ngũ tại TP Hồ Chí Minh, một đội ngũ chuyên trách nữa cũng đã được thành lập tại Hà Nội. Hơn 50 khóa học Seller University bằng tiếng Việt đã được sản xuất và xuất bản. Hơn 70 sự kiện, hội thảo trực tuyến, chương trình đào tạo cũng đã được tổ chức nhằm cung cấp thông tin và kiến thức quan trọng liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới, giúp các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng nắm bắt cơ hội đưa các sản phẩm “Made in Vietnam” ra thị trường quốc tế.
Để thúc đẩy mối quan hệ dài hạn và bền vững với các doanh nghiệp Việt Nam, Amazon Global Selling công bố các trọng tâm trong năm 2022, bao gồm:
Xây dựng thương hiệu toàn cầu với Amazon: Khuyến khích các nhà sản xuất địa phương và đơn vị khởi nghiệp cùng chung tay với Amazon xây dựng thương hiệu toàn cầu và tạo dấu ấn trên bản đồ quốc tế; đảm bảo các sản phẩm Made in Vietnam đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy định của ngành và tận dụng các công cụ xây dựng thương hiệu sẵn có trên Amazon.
Tận dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA - Fulfillment by Amazon) để vươn tầm quy mô toàn cầu: Với mạng lưới hậu cần (logistics) rộng khắp và dịch vụ khách hàng hàng đầu thế giới, Amazon giúp các đối tác mở rộng hoạt động kinh doanh trên quy mô toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới, bằng cách tận dụng các quy trình vận hành quốc tế với chi phí hiệu quả, các công cụ và dịch vụ hỗ trợ của Amazon.
Củng cố kiến thức cho các đối tác bán hàng Việt Nam: Tăng cường bổ sung các khoá học Seller University bằng tiếng Việt, ra mắt kênh YouTube của Amazon Global Selling, tổ chức các sự kiện, hội thảo trực tuyến và tập huấn hỗ trợ tư vấn.
Tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác trong nước với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương Việt Nam (IDEA), các hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhận thức được tiềm năng, từ đó nắm bắt cơ hội vươn ra toàn cầu.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (IDEA), chia sẻ: “Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á. Trong tương lai, nền kinh tế số sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu. Chúng tôi đã chứng kiến một loạt các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội này và phát triển mạnh trên thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong tương lai, IDEA sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ các thương hiệu Việt Nam nắm bắt và phát huy tiềm năng đầy triển vọng này”.
Về lâu dài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể khai thác lợi ích từ khoản đầu tư toàn cầu của Amazon với cơ sở hạ tầng hậu cần hàng đầu cùng với các công cụ và dịch vụ tiên tiến, để nhanh chóng triển khai hoạt động kinh doanh của trên Amazon, tiếp cận hơn 300 triệu khách hàng trên toàn thế giới và phát triển trở thành thương hiệu toàn cầu.
Với 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên toàn thế giới, Amazon có thể giúp các đối tác bán hàng giao sản phẩm đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) để mang đến trải nghiệm bản địa hóa cho khách hàng quốc tế. Trong năm 2019 và 2020, Amazon đã đầu tư hơn 30 tỷ USD vào quy trình hậu cần, công cụ, dịch vụ, chương trình và con người để thúc đẩy sự phát triển của các đối tác bán hàng. Chỉ riêng năm 2020, Amazon đã phát hành hơn 250 công cụ và dịch vụ để giúp đối tác bán hàng quản lý hoạt động kinh doanh trên Amazon.
End of content
Không có tin nào tiếp theo