Kinh tế số

G7 quyết định thu thuế nhiều hơn từ các BigTech

DNVN - Các bộ trưởng tài chính của một số quốc gia giàu có nhất thế giới đã đạt được một "thỏa thuận lịch sử" để giải quyết việc thu thuế của các gã khổng lồ trên Internet và đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%.

Sendo công bố mục tiêu bán 100 tấn vải Bắc Giang, hỗ trợ nông dân livestream trực tuyến / Bloomberg: Thương mại điện tử ở Việt Nam rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài

Hàng trăm tỷ USD có thể chảy vào ngân khố các nước sau khi nhóm các nước kinh tế lớn G7 đồng thuận ủng hộ mức thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15%. Thay đổi này có thể buộc các công ty trả thuế tại các nước phát sinh doanh thu, thay vì bòn rút lợi nhuận ra nước ngoài, đến các “thiên đường thuế”. Dù G7 không có quyền áp đặt các tiêu chuẩn toàn cầu, thỏa thuận của 7 trong số các quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới, được xem là một bước quan trọng hướng đến hiệp định toàn cầu về thuế doanh nghiệp.

Đại diện các nước G7 có cuộc gặp lịch sử tại London ngày 5/6

Đại diện các nước G7 có cuộc gặp lịch sử tại London ngày 5/6.

Các bộ trưởng tài chính của một số quốc gia giàu có nhất thế giới đã đạt được một "thỏa thuận lịch sử" để giải quyết việc thu thuế của các gã khổng lồ trên Internet và đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%.

"Tôi vui mừng thông báo rằng hôm nay sau nhiều năm thảo luận, các bộ trưởng tài chính G7 đã đạt được một thỏa thuận lịch sử để cải cách hệ thống thuế toàn cầu", Rishi Sunak, Thủ tướng Anh, cho biết sau cuộc họp G7 ở London. Đây là lần đầu tiên các Bộ trưởng Tài chính gặp mặt trực tiếp kể từ đầu mùa dịch.

"Điều này là sự thích ứng với thời đại kỹ thuật số toàn cầu, nhưng quan trọng là phải đảm bảo rằng điều luật công bằng để các công ty phù hợp nộp thuế đúng nơi và đúng chỗ và đảm bảo quyền lợi cho những người nộp thuế ở Anh", Sunak nói thêm.

Theo Financial Times, thỏa thuận này - được Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ đồng ý - sẽ đảm bảo rằng các công ty đa quốc gia phải trả nhiều thuế hơn tại nơi họ hoạt động. Điều này nhằm tránh việc các công ty thành lập chi nhánh địa phương ở các quốc gia có thuế suất doanh nghiệp thấp và sau đó khai báo lợi nhuận của họ ở quốc gia đó.

 

BBC cho biết "trụ cột đầu tiên" của thỏa thuận sẽ áp dụng cho các công ty toàn cầu có tỷ suất lợi nhuận ít nhất 10%. Ông Sunak cho biết trên Twitter, khoản thuế 20% đối với lợi nhuận nào cao hơn mức lợi nhuận biên sẽ được phân bổ lại và đánh thuế tại các quốc gia nơi các công ty kinh doanh. Điều luật này có khả năng ảnh hưởng đến những gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Amazon, Facebook và Google.

"Trụ cột thứ hai" là cam kết đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%. Tờ Financial Times cho biết, điều này sẽ khiến các công ty lớn không thể khai báo lợi nhuận tại các thiên đường thuế. Nó cũng sẽ ngăn các quốc gia cố gắng cắt giảm thuế lẫn nhau. Mỹ, Anh và các nước khác trong nhóm G7 đã đạt thỏa thuận mang tính lịch sử vào hôm 5/6, nhằm thu nhiều tiền thuế hơn từ các tập đoàn đa quốc gia như Amazon, Google.

Đây được coi là một thắng lợi lớn cho chính quyền Tổng thống Biden. Các kế hoạch cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden bao gồm việc tăng thuế suất doanh nghiệp của đất nước. Nếu mức thuế đồng đều hơn trên toàn thế giới, như cam kết này, điều này có thể khuyến khích các công ty đa quốc gia ở lại Mỹ, ngay cả khi bị đánh thuế cao hơn.

Bộ trưởng Tài chính Janey Yellen cho biết, trên Twitter rằng mức thuế tối thiểu toàn cầu sẽ "chấm dứt cuộc đua giảm thuế doanh nghiệp" và sẽ "san bằng sân chơi" cho doanh nghiệp.

"Bộ sáu thung lũng Silicon" - Microsoft, Amazon, Facebook, Alphabet, chủ sở hữu của Google, Netflix, và Apple - từ lâu đã bị cáo buộc trốn thuế hàng chục tỷ trong thập kỷ qua cho hàng nghìn tỷ USD doanh thu so với con số được đưa ra trong các báo cáo tài chính hàng năm dường như sẽ chịu tác động lớn.

 

Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Facebook, nói với Insider qua email: "Facebook từ lâu đã kêu gọi cải cách các quy tắc thuế toàn cầu và chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ quan trọng đạt được tại G7. Thỏa thuận hôm nay là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự ổn định cho các doanh nghiệp và củng cố niềm tin của công chúng vào hệ thống thuế toàn cầu. Chúng tôi muốn quá trình cải cách thuế quốc tế thành công và nhận thấy điều này có thể đồng nghĩa với việc Facebook phải trả nhiều thuế hơn và ở những nơi khác nhau. "

Cuộc họp G20 diễn ra tháng sau tại Venice (Italy) sẽ xem liệu thỏa thuận vừa đạt được của G7 có nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước đang phát triển lớn nhất thế giới hay không.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm