Kịch bản cho chuyển đổi số đóng góp vào GDP và tăng trưởng
Tài chính số: Cơ sở thúc đẩy kinh tế số, xã hội số Việt Nam / TS Cấn Văn Lực: 5 năm tới, tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam sẽ đứng đầu Đông Nam Á
Theo GS, TS Trần Thọ Đạt, chuyển đổi số được xác định là một trong những ưu tiên để nâng cao năng suất. Đại dịch COVID-19 đã và đang đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở Việt Nam.
Báo cáo SEA 2021 của Google, Temasek và Bain e-Conomy cho biết, tổng giá trị giao dịch kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 220 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.
Trong cả giai đoạn 2020 - 2030, trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế số đóng góp từ 6,88% đến 16,50% trong 100% tốc độ tăng năng suất lao động tổng thể của cả nền kinh tế.
Với nhận định đóng góp của kinh tế số là rất quan trọng đến năng suất và hiệu quả của nền kinh tế trong thập kỷ tới và là một động lực mới cho cải thiện nhanh chóng năng suất lao động, GS. TS Trần Thọ Đạt đã đưa ra các kịch bản chuyển đổi số tác động đến tăng trưởng, đóng góp GDP và tăng trưởng hàng năm đến 2045 tại Việt Nam.
Về kịch bản truyền thống: Khi tỉ lệ lao động bị thay thế bởi tự động hóa ở mức vừa phải ở tất cả các lĩnh vực, sự đóng góp của kinh tế số tới GDP là 60,9 tỷ USD..
Về kịch bản xuất khẩu số: Khi xuất khẩu số phát triển hơn trong ba lĩnh vực thông tin, truyền thông và viễn thông, mức đóng góp của kinh tế số vào GDP là 66,9 tỷ USD.
Đối với kịch bản tiêu dùng số: Khi công nghệ số được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, đóng góp của kinh tế số vào GDP là 102,8 tỷ USD.
Đối với kịch bản chuyển đổi số mạnh: Khi các công nghệ số phát triển mạnh và được ứng dụng rộng rãi ở mức độ cao trong tất cả các lĩnh vực, đóng góp của kinh tế số vào GDP là 168,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, GS. TS Trần Thọ Đạt cũng chỉ rõ những hạn chế của nền kinh tế số hiện nay của Việt Nam.
Đó là kỹ năng số còn yếu và khung pháp lý chưa đồng bộ. Năng lực đổi mới sáng tạo còn yếu và mức độ của người sử dụng chưa cao. Kết nối tốt, giá cả hợp lý nhưng tốc độ còn chậm.
Đồng thời, kinh tế số của Việt Nam an ninh tốt nhưng bảo mật cá nhân chưa mạnh. Hoạt động nâng cấp kỹ năng số Việt Nam đang đi sau về kỹ năng số của nhóm dân số tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
“Chuyển đổi số có thể làm mất đi 1/3 việc làm hiện có ở Việt Nam, đồng thời nó có thể tạo ra việc làm mới nhưng với những kỹ năng khác”, ông Thọ nói.
Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành công xưởng thế giới về công nghệ năng số chưa là câu hỏi đặt ra yêu cầu cần kỹ năng mới, đòi hỏi đầu tư cá nhân và tập thể của người lao động và doanh nghiệp cũng như vai trò của nhà nước thời gian tới.
Việt Nam cần khuyến khích doanh nghiệp năng động đổi mới sáng tạo vì hiện nay chưa có đủ doanh nghiệp theo đuổi những ý tưởng đột phá. Chu kỳ đổi mới sáng tạo bị rút ngắn trong nền kinh tế số, doanh nghiệp có thể bị lỗi thời rất nhanh.
Khu vực tư nhân tại Việt Nam cần duy trì lợi thế, với thử thách là cạnh tranh. Khu vực này cần tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng thông tin. Khả năng truy cập thông tin và dữ liệu chính là hàng hóa công cộng theo định nghĩa vì lợi ích chia sẻ thông tin lớn hơn rất nhiều so với chi phí thu thập thông tin.
Cùng với đó là yêu cầu về cải thiện về thu thập và cho phép mọi người truy cập thông tin, cân đối giữa bảo mật cá nhân và an ninh.
“Chính phủ cần chia sẻ dữ liệu công trực tuyến, phát triển khả năng tương tác liên thông giữa các cơ sở dữ liệu. Khuyến khích khu vực tư nhân thu thập và chia sẻ dữ liệu khi các nền tảng và công cụ số mới làm giảm độc quyền của Nhà nước; công bố Bộ chỉ số đo lường kinh tế số một cách định kỳ”, ông Thọ khuyến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo