Chuyển đổi số

COVID-19 không phải là điểm khởi đầu của kinh tế số

Theo các chuyên gia, COVID-19 không phải là điểm khởi đầu của kinh tế số nói chung, thương mại số nói riêng, COVID-19 là chất xúc tác để tất cả nhận diện về cơ hội thương mại số, nhận diện áp lực phải thay đổi trong từng doanh nhân-doanh nghiệp, để có những mô hình kinh doanh mới phù hợp.

Căng thẳng Nga – Ukraine: Doanh nghiệp Việt có cơ hội chuyển dịch, hấp thụ vốn và đẩy mạnh xuất khẩu / Xuất khẩu nông sản phải chuyển sang chính ngạch và xây dựng các trung tâm kết nối

Hơn 2 năm COVID-19 xuất hiện, mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội đều bị ảnh hưởng, đa phần là tác động tiêu cực. Thế nhưng, có một thực tế đã được nhìn nhận và khẳng định trong suốt thời gian này, cũng là tiềm năng được các chuyên gia khuyến nghị cần quan tâm, thiết thực triển khai thời gian tới, đó là tiếp cận sớm, tiếp cận tăng cường với “thương mại số”, thiệt hại sẽ giảm hơn, tốc độ phục hồi tăng trưởng sẽ hiệu quả hơn.

Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam trên 5.000 doanh nghiệp cả nước cho thấy, mạng xã hội là kênh giao thương online đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho các doanh nghiệp trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt giai đoạn 2020-2021 với những tác động đa chiều từ đại dịch COVID-19.

Cụ thể, có 37% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội, tiếp đến là thông qua các website đăng ký tên miền rõ ràng hoặc ứng dụng di động – với tỉ lệ tương đương 23%. Tín hiệu tích cực là số doanh nghiệp sử dụng sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc các website đăng ký tên miền đã và đang tăng dần. Điều này sẽ có thể tạo ra lợi nhuận dài hạn hơn, góp phần phát triển thương mại điện tử theo hướng bền vững hơn.

Ông Trần Minh Tú – Giám đốc Công ty cổ phần toàn cầu Eviet Global diễn giải và khuyến nghị: "Có thể hình dung cơ bản về sự khác nhau giữa các nền tảng, ví dụ nếu chúng ta bán hàng trên 1 kênh như Amzone thì giống như chúng ta vào một cái chợ mà khách hàng ở đấy đã hình thành tất cả những thói quen tiêu dùng, họ biết cần gì và họ đi chợ mua. Chúng ta cần có những gian hàng để làm sao thu hút được họ mua.

Ảnh minh họa: KT
Ảnh minh họa: KT

Còn nếu chúng ta kinh doanh trên Facebookthì là từ mở cửa hàng trên phố, 1 mình 1 của hàng, chúng ta phải tìm cách để kéo được khách hàng, phải chạy quảng cáo, phải bỏ tiền chạy quảng cáonhiều. Chúng tôi đang tìm kiếm những sự hỗ trợ của Nhà nước để làm sao có thể hỗ trợ nhiều cho những doanh nghiệpnhư chúng tôi có thể xuất khẩura nước ngoài".

Cần khẳng định, COVID-19 không phải là điểm khởi đầu của kinh tế số nói chung, thương mại số nói riêng, COVID-19 là chất xúc tác để tất cả nhận diện về cơ hội thương mại số, nhận diện áp lực phải thay đổi trong từng doanh nhân-doanh nghiệp, để có những mô hình kinh doanh mới, những phương thức kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn, qua môi trường trực tuyến. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam luôn được xếp hạng thị trường thương mại điện tử có tốc độ phát triển hàng đầu khu vực.

Bà Đỗ Thị Ngọc - Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp và Phổ biến Thông tin thống kê, Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, để tận dụng hiệu quả những cơ hội này, không chỉ cần nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, rất cần nỗ lực chính sách từ cơ quan quản lý nhà nước.

Theo bà Đỗ Thị Ngọc: "Bên cạnh những tác động tiêu cực, dịch COVID-19 đã phần nào thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số đi nhanh hơn về cả hạ tầng lẫn viễn thông, công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Các giao dịch mua bán hàng hóa online và thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng mạnh trong những đợt dịch bùng phát, từ đó hình thành nên một thói quen mới cho người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy kinh tế số phát triển.

Với tỷ lệ dân số sử dụng Internet ngày càng tăng, việc sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi hơn, thương mại điện tử Việt Nam trên đà đạt được tốc độ tăng trưởng cao, cần được thúc đẩy để là động lực phục hồi kinh tế và đưa nền kinh tế tăng trưởng lớn nhất".

 

Đây là điều kiện cần cho mọi nền kinh tế, đặc biệt với Việt Nam, sau những tác động lớn của đại dịch, với rất nhiều sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng, quản trị kinh doanh, trong tư duy quản lý.

Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, "quan tâm chuyển đổi số và thương mại số là cách kích thích kinh tế hiệu quả nhất trong xu thế hiện tại”.

"Trong đại dịch, có sự cách ly, phong toả, nền kinh tếbị đứt gãy chuỗi cung ứng,các doanh nghiệpkhông làm việ được. Thì chuyển đổi sốđã như liều vaccine: Thay vì mọi thứ làm việc trực tiếp thì chúng ta chuyển thành online, nâng cao khả năng quản lý từ xa, học hành từ xa, học hành từ xa, họp từ xa, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng ta sử dụng những công cụ, nhưng giải pháp số hoá để thích nghi với COVID-19.

Bây giờ là sống chung COVID-19, nền kinh tế vẫn phải duy trì được. Và nếu có xảy ra dịch khác thì cần phải sẵn sàng thích nghi để nền kinh tế không bị đứt gãy như hai năm vừa rồi. Việc ứng dụng chuyển đổi số như vậy là cách kích thích nền kinh tếphát triển, cũng là tiền đề để chúng ta có thể khôi phục sức khoẻ nền kinh tế, để xây dựng nền kinh tế số" - ông Nguyễn Đình Thắng nhấn mạnh.

Ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet còn dẫn chứng cụ thể hơn, cho thấy thương mại số đóng góp lớn cho toàn nền kinh tế, nhưng mới chỉ một số lĩnh vực tiêu biểu như tài chính ngân hàng, thương mại điện tử khai thác tốt, còn lại vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp, ngành nghề tận dụng. “Nếu từ trong nước, các doanh nghiệp không sớm nhận diện, hệ thống pháp lý không sớm hỗ trợ thiết thực, cơ hội tăng trưởng sẽ tuột khỏi tầm tay”.

 

"Tôi tin là các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đều nhìn nhận điều này. Hiện nay chủ yếu là các lĩnh vực tài chính ngân hàng sử dụng nhiều. Hy vọng với sự phát triển kinh tế cùng hội nhập quốc tế thì nhu cầu này sẽ tăng trưởng tới tỉ lệ25-30% thời gian tới. Trong xu hướng này, vấn đề là làm thế nào để chúng ta mở ra được, hoà nhập với thế giới và khai thác tối đa thị trường bên ngoài tiềm năng.

Khi nhìn nhận như vậy, cơ hội sẽ lớn gấp bội, cần quan tâm vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, dịch vụ xuyên biên giới, đặt dữ liệu ở đâu… Khi nhìn vào những cơ hội như vậy thì các vấn đề pháp lý sẽ được nhìn nhận khác đi nhiều và sẽ đem lại những cơ hội bình đẳng hơn cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay có nhiều Nghị định, pháp lý đưa ra nhưng trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều hợp đồngsong phương, đa phương, thì các hàng rào kỹ thuật là cả vấn đề, không chỉ là vấn đề quốc gia, chúng ta cần phải bao quát, tích cực cập nhật sửa đổi" - ông Vũ Hoàng Liên cho biết.

Một lần nữa, vấn đề cần nỗ lực để có một hệ thống chính sách pháp luật phù hợp với môi trường thương mại số nói chung lại được nhắc đến – cần được quan tâm đặc biệt, để quan trọng là không chỉ hỗ trợ mọi thành phần kinh tế khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của hoạt động này, mà là điều kiện cần để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam trong tương lai.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm