Thanh toán không dùng tiền mặt: Giảm phí thanh toán để kích thích người dùng
Thương mại điện tử - Cú hích từ thanh toán không dùng tiền mặt / 8 bộ vào cuộc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Việc ứng dụng một phương thức thanh toán mới dễ dàng, thuận tiện và an toàn hơn sẽ là xu thế tất yếu mà bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào cũng quan tâm. Và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) chính là một trong những hình thức thanh toán sẽ trở thành xu thế tất yếu ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, theo thống kê hiện tại ở Việt Nam có đến 80% người dân vẫn đang chi tiêu bằng tiền mặt. Điều này được các chuyên gia lý giải do nhiều nguyên nhân. Nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thói quen chi tiêu của người dân vẫn quen dùng tiền mặt từ xưa. Bên cạnh đó việc áp dụng TMKDTM cũng cần phải có thời gian và hiểu về nó. Chi phí phải trả nếu sử dụng TTKDTM cũng là một vấn đề cần phải lưu ý.
Làm thế nào để hỗ trợ giảm phí thanh toán cho người tiêu dùng khi sử dụng TTKDTM.
Tại sự kiện diễn đàn “Thực hiện nghị quyết số 2545/QĐ-TTG - Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp”, để trả lời cho câu hỏi làm thế nào hỗ trợ giảm phí thanh toán cho người tiêu dùng, thúc đẩy TTKDTM, theo bà Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính, một số quốc gia đã có những chính sách hỗ trợ các ngân hàng, các doanh nghiệp để thúc đẩy TTKDTM. Trong đó có thể kể đến chính sách chiết khấu một mức nào đó cho các hóa đơn khi thanh toán bằng ví điện tử, mức chiếu khấu này được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Một trong những giải pháp có thể xem xét, đó là phí dịch vụ hóa đơn điện tử được trừ vào các phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp… Tất cả điều đó nhằm thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam.
Còn chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện nay các ngân hàng đang đưa ra rất nhiều loại phí, khiến khách hàng ngần ngại khi lập tài khoản ngân hàng như: Phí phát hành thẻ, phí sao kê, phí chuyển tiền quá cao so với các thanh toán nhỏ lẻ... Do đó, để có thể thúc đẩy TTKDTM, có thể xem xét giảm, điều chỉnh các loại phí một cách hợp lý. Ngân hàng cũng có thể bù trừ các loại phí đó bằng cách tăng phí bảo lãnh.
Ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho hay, nếu nói ngân hàng tại Việt Nam thu nhiều phí là cũng hơi “oan”. Các ngân hàng quốc tế thực hiện các khoản thu khiến người dùng hài lòng vì cách thu khác. Nhưng chúng ta thấy các ngân hàng trong nước thu phí chưa hợp lý là do hoàn cảnh. Do đó, các ngân hàng trong nước cần chia nhỏ các dịch vụ.
Cũng phải thẳng thắn rằng, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói giao dịch với phí 0 đồng. Thay vào đó, ngân hàng sẽ có số dư của các tài khoản nhiều hơn, trên cơ sở đó ngân hàng có thể khai thác nguồn vốn nhàn rỗi đó. Về dài hạn, phí thanh toán sẽ giảm đi, mà thay vào đó là các dịch vụ bảo hiểm…
Cho ý kiến thêm về phí dịch vụ, bà Nguyễn Thị Hải Bình cho biết, ngày 7/8 vừa qua, Bộ Tài Chính đã có Công văn 9488/BTC-HCSN hướng dẫn chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó quy định phí dịch vụ không dùng tiền mặt được xem là một loại phí được dùng để hạch toán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo