Kinh tế số

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics

DNVN - Ngành Logistics vốn được coi là xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là chìa khóa liên kết và tối ưu hóa từng công đoạn, từng dịch vụ logistics cụ thể, giúp tiết giảm thời gian và chi phí.

Kỷ nguyên số: Dữ liệu là dầu thô, tài sản quý của quốc gia / MobiFone và SCTV ký kết hợp tác chiến lược toàn diện

Ngành Logistics vốn được coi là xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ. Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã khẳng định, logistics là ngành dịch vụ quan trọng cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Từ góc nhìn của Cơ quan Quản lý Nhà nước, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; nêu rõ 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số; trong đó có logistics.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng nổ đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành kinh tế; trong đó ngành logistics bị ảnh hưởng khá nặng nề. Ngay lúc này, chuyển đổi số là thực sự cấp thiết để các doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn và tăng tốc phát triển.

logistics là ngành dịch vụ quan trọng cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Logistics là ngành dịch vụ quan trọng cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Cũng theo ông Trần Thanh Hải, trong năm 2020, giãn cách xã hội do dịch khiến con người phải ở trong nhà, nhưng hàng hóa thì ngược lại, được vận chuyển đi khắp nơi nhờ các dịch vụ logistics trên toàn cầu. Dịch Covid-19 cũng là cú hích để mọi lĩnh vực của đời sống được số hóa, thúc đẩy chuyển đổi số…

Một số hoạt động chuyển đổi số của ngành logistics: Sàn giao dịch, vận tải kho bãi, dữ liệu thông minh, phi giấy tờ; tối ưu hoá quy trình logistics giao hàng chặng cuối, logistics đô thị giao hàng tự động, tự động hoá quy trình sử dụng IoT, AI, công nghệ truy xuất, nhận diện; giao dịch giữa nhà nước và doanh nghiệp thông qua các dịch vụ công trực tuyến.

Với mục tiêu phát triển logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn trong tương lại, thời gian qua TP.HCM tập trung mọi nguồn lực để giữ vai trò lầu đầu mối của cả khu vực. Và thành phố đã xác định công nghệ thông tin chính là chìa khóa liên kết và tối ưu hóa từng công đoạn, từng dịch vụ logistics cụ thể.

Để phát triển logistics mới đây TP.HCM đã xây dựng đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể, theo nội dung đề án, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP.HCM đến năm 2025 đạt 15%, đến năm 2030 đạt 20%. Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%. Góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10% - 15%. Tổng nhu cầu vốn phát triển ngành logistics giai đoạn 2020-2030 tại TP.HCM vào khoảng 95.800 tỷ đồng.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đã giúp cảng Cát Lái giảm đáng kể thời gian lấy hàng, gia tăng hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng.

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại đã giúp cảng Cát Lái giảm đáng kể thời gian lấy hàng, gia tăng hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng.

Để thực hiện mục tiêu trên, đề án đề ra nhiều nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics; thành lập hệ thống trung tâm logistics tại 7 vị trí, gồm: Long Bình, Cát Lái, Khu công nghệ cao (quận 9), Linh Trung (quận Thủ Đức), Tân Kiên (huyện Bình Chánh), Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và huyện Củ Chi với tổng diện tích giai đoạn 2025 - 2030 đạt khoảng 270 - 623ha.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như giữ vai trò đầu mối của khu vực, TP.HCM buộc phải trở thành trung tâm logistics. Đặc biệt, nếu đặt đề án trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đã ký kết, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thì việc thực thi các FTA chính là quá trình gỡ bỏ dần các rào cản thuế quan và phi thuế quan, mang đến kỳ vọng mở rộng thị trường cho cả xuất khẩu - nhập khẩu và phân phối nội địa. Thương mại gia tăng sẽ là nhu cầu, là động lực cho sự phát triển của dịch vụ logistics, ngược lại, logistics chính là nền tảng cho sự tăng trưởng của kinh tế TP.HCM.

Ngoài ra, bản chất của logistics là tối ưu hóa các dòng lưu chuyển hàng hóa qua nhiều công đoạn thì công nghệ thông tin chính là chìa khóa liên kết và tối ưu hóa từng công đoạn, từng dịch vụ logistics cụ thể. Do đó, chuyển đổi số - ứng dụng công nghệ thông tin cần được xem là hướng ưu tiên của ngành logistics trong giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030, với 2 nhiệm vụ chiến lược là tập trung phát triển logistics cho ngành thương mại điện tử và cung cấp chuỗi dịch vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu gắn với thị trường châu Á và trung chuyển ra cảng Cái Mép - Thị Vải để đi Âu - Mỹ.

Có thể thấy, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào logistics đã được chứng minh trong thực tế. Điển hình như hệ thống cảng biển Singapore và Hồng Kông - những nơi đã và đang thống trị trong danh sách những cảng biển container nhộn nhịp nhất thế giới, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác cảng biển từ rất sớm. Hay Công ty Tân cảng Sài Gòn, sau khi áp dụng thành công các chương trình quản lý, điều hành sản xuất tiên tiến, công ty đã kéo giảm 55% thời gian tàu nằm bến; giảm 3/4 thời gian giao nhận hàng hóa; giảm 60% các vụ việc mất an toàn lao động, an toàn giao thông… Nhờ đó, thương hiệu cảng Tân Cảng - Cát Lái luôn là điểm đến tin cậy, được các hãng tàu, khách hàng đánh giá cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, đa phần các doanh logistics tại TP.HCM vẫn chưa đầu tư đúng mức cho công nghệ, dẫn tới cạnh tranh vất vả với các doanh nghiệp nước ngoài. Ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu, hệ thống cảng nhiều khi vực chưa được đầu tư bài bản về ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác sản xuất.

Theo thống kê của Công ty CP Công nghệ Sao Bắc Đẩu cho thấy, 75% cảng, ICD, depot chưa ứng dụng công nghệ phần mềm hiện đại vào vận hành cảng, chủ yếu dùng nhân công kết hợp với một số phần mềm đơn giản và riêng lẻ để giải quyết các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ khai thác cảng. Điều này dẫn tới tình trạng các cảng không thể tối ưu hóa khả năng lưu chuyển hàng hóa, gây chậm trễ và tắc nghẽn.

Nói về điều này, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, doanh nghiệp vừa phải đầu tư hệ thống phần cứng, phần mềm, vừa phải đầu tư vào con người nên tốn nhiều thời gian và chi phí. Nếu đầu tư theo hướng tự động hoá của các mô hình và phần mềm nước ngoài thì tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu; còn nếu tự làm ra mô hình nội bộ thì mất nhiều thời gian, khó khăn, chi phí nguồn nhân lực IT… Do đó, doanh nghiệp chưa mạnh dạn hoặc không có khả năng đầu tư.

Bên cạnh đó, một số nguyên tắc chưa có trong luật và quản lý Nhà nước cũng tạo ra rào cản cho số hoá trong logistics. Ông Vũ chỉ ra rằng, hiện Việt Nam chưa có luật về logistics, luật về e-logistics, thủ tục hành chính cũng phức tạp. Ví dụ như theo quy định hóa đơn tài chính (hóa đơn đỏ) là một chứng từ bắt buộc khi vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, hoá đơn đỏ chỉ có thể xuất khi khách hàng đã nhận hàng ở khâu cuối cùng, do đó việc ứng dụng thanh toán điện tử, hoá đơn điện tử cho cả quá trình logistic không thể thực hiện đồng bộ.

Nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics, ông Vũ cho hay, Sở Công Thương TP.HCM cùng các sở, ngành tại TP.HCM đang từng bước thiết lập đồng bộ nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước. Đây là giải pháp để nâng dần mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, góp phần khắc phục thực trạng những hạn chế trong nhận dạng hàng hóa, tối ưu hóa lộ trình giao hàng, nâng hạ và xếp dỡ hàng hóa… và tính liên thông giữa các doanh nghiệp thực hiện các khâu khác nhau trong chuỗi dịch vụ logistics, nâng cao tính liên kết giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm