Kinh tế số

Vì sao người dân Việt Nam vẫn thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là thanh toán trực tuyến?

DNVN - Không thể phủ nhận việc dùng tiền mặt đang có rất nhiều lợi thế và đang chiếm phần lớn giao dịch tại Việt Nam thời điểm hiện tại. Theo thống kê có đến 80% người dân Việt Nam vẫn đang sử dụng tiền mặt cho các giao dịch mua bán. Hình thức TTKDTM vẫn chưa được quan tâm và sử dụng phổ biến.

Thương mại điện tử - Cú hích từ thanh toán không dùng tiền mặt / Chỉ thị đẩy mạnh các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Không thể phủ nhận việc dùng tiền mặt đang có rất nhiều lợi thế và đang chiếm phần lớn giao dịch tại Việt Nam thời điểm hiện tại. Theo thống kê có đến 80% người dân Việt Nam vẫn đang sử dụng tiền mặt cho các giao dịch mua bán.

Trái người hoàn toàn với Việt Nam, hiện nay nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc… lại ưu tiên cho việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Tại các nước này số tiền TTKDTM mỗi năm lên đến hàng nghìn tỷ USD.

Phát biểu tại diễn đàn “Thực hiện Nghị quyết số 2545/QĐ-TTG - Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính- ngân hàng cho biết, dịch bệnh COVID-19 đã tác động lớn đến kinh tế thế giới, thế nhưng đây cũng lại là cơ hội để thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chuyển đổi mô hình kinh tế số, thay vì thủ công như trước.

Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rất tích cực. Từ năm 2012, Việt Nam đã có Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM. Sau 8 năm, mặc dù Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn, nhưng chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt, 80% chi tiêu người dân vẫn là tiền mặt.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính- ngân hàng chỉ ra 3 lý do khiến người Việt Nam vẫn thích chi tiêu tiền mặt.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính- ngân hàng chỉ ra 3 lý do khiến người Việt Nam vẫn thích chi tiêu tiền mặt.

Từ đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có 3 lý do khiến người dân Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn thích chi tiêu bằng tiền mặt nhiều hơn là sử dụng giao dịch TTKDTM cụ thể như sau:

Thứ nhất, các quy định về TTKDTM của chúng ta còn thiếu. Cách đây mấy tháng, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã đưa ra dự thảo về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công ty Fintech. Theo một số thông tin mà ông có được, NHNN đã trình Chính phủ xem xét về dự thảo này, nhưng hiện tại vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.

Thứ hai là vấn đề giáo dục cộng đồng, giáo dục quần chúng trong vấn đề đưa ra hệ thống thanh toán phi tiền mặt. Ông đưa ra dẫn chứng cụ thể ở Mỹ, cách đây 20 năm, quốc gia này đã có chương trình giáo dục Money Smart - Chương trình giao dục cơ bản về sử dụng phi tiền mặt.

Theo đó, Chính phủ Mỹ yêu cầu các ngân hàng, các trường học, phổ biến chương trình này; đào tạo người dân, đặc biệt là các học sinh sinh viên sử dụng các công cụ thanh toán phi tiền mặt. Hoạt động này đã rất hiệu quả trong việc tăng số lượng phần trăm công dân có tài khoản ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán phi tiền mặt.

“Có thể thấy, giáo dục cộng đồng là một trong những biện pháp cần thiết để tuyên truyền, truyền thông về định hướng này, tuy nhiên, Việt Nam chưa có những chương trình như vậy”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Thứ ba, vấn đề sai phạm trong hệ thống tài chính ngân hàng, lừa đảo qua mạng hiện nay khá phổ biến, nhưng xử lý sai phạm rất khó khăn vì cấp độ lừa đảo đi từ những thông tin sai lệch sau đó dẫn dắt người ta đến lừa đảo.

“Tôi mong rằng đến năm 2025, 80% người dân Việt Nam sẽ có tài khoản ngân hàng, tỷ lệ thanh toán phi tiền mặt sẽ tăng lên đến 40%”, ông Hiếu chia sẻ.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm