Kinh tế số

Viettel sẵn sàng triển khai đồng loạt 35 trạm thu phí không dừng ePass vào 29/12

DNVN - Viettel sẽ khai trương đồng loạt 35 trạm thu phí tại 3 miền Bắc – Trung – Nam trong năm 2020. Người tham gia giao thông được trải nghiệm toàn trình trên nền tảng số bằng hệ thống thu phí đường bộ không dừng do Viettel cung cấp.

Tiểu thương chia sẻ nhau cách lách luật trốn thuế / Chuyển đổi số và thương mại điện tử sẽ giúp vùng dân tộc thiểu số giảm nghèo

Bộ Giao thông Vận tải và Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC), thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết đang hoàn thiện những công tác nghiệm thu hệ thống cuối cùng, sẵn sàng chính thức triển khai Hệ thống Thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng – Epass vào ngày 29/12 tới đây.

Viettel sẽ triển khai đồng loạt ePass tại 35 trạm thu phí ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam vào ngày 29/12/2020.

Viettel sẽ triển khai đồng loạt ePass tại 35 trạm thu phí ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam vào ngày 29/12/2020.

Dự kiến vào ngày khai trương,Viettel sẽ triển khai đồng loạt ePass tại 35 trạm thu phí ở cả 3 miền Bắc- Trung- Nam. Trong số đó, 25 trạm Viettel thực hiện theo cam kết với Tổng cục Đường bộ và 10 trạm ngoài dự án là các trạm Viettel chủ động đàm phán và ký kết với các nhà đầu tư BOT.

Với ePass, Viettel sẽ cùng với Bộ Giao thông vận tải thúc đẩy thực hiện Chỉ thị 39/CT-TTg đẩy nhanh tiến độ triển khai và tăng cường sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Đây là nhiệm vụ bắt buộc nhằm minh bạch trong hoạt động thu phí, văn minh, thuận tiện cho người tham gia giao thông, tiết kiệm chi phí xã hội.

Theo ước tính, sử dụng hệ thống thu phí không dừng ePass, người tham gia giao thông giảm thời gian đi qua trạm thu phí khoảng 60 lần so với thu phí bằng cách soát vé thủ công.

Khách hàng sử dụng dịch vụ ePass sẽ được trải nghiệm dịch vụ toàn trình trên nền tảng số từ đăng ký dịch vụ, phục vụ dán thẻ, thanh toán, chăm sóc khách hàng.

Để có thể đưa hệ thống đi vào hoạt động được đồng nhất, giúp giải quyết vấn đề về thu phí không dừng, Viettel đã đưa vào những công nghệ hiện đại nhất, theo tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển trên thế giới như: Công nghệ nhận diện ảnh biến đổi thông tin trong ảnh thành chữ viết tự động điền vào phiếu đăng ký (OCR), đây là công nghệ xử lý ảnh với độ chính xác cao sẽ giảm thiểu thời gian đăng ký dịch vụ cho khách hàng,và giảm chi phí cho công tác nghiệp vụ hậu kiểm, đối soát; Hệ thống tính cước thời gian thức (OCS) do Viettel tự nghiên cứu phát triển, giúp cho việc thanh toán tiền được thực hiện real-time (ngay lập tức)…

Bên cạnh đó, khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản giao thông từ 40 ngân hàng nội địa, đặc biệt là giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với Ngân hàng số ViettelPay.

Ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chia sẻ: "Viettel có trách nhiệm đưa các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội của đất nước và người dân. Với ePass, chúng tôi cùng ngành Giao thông thực hiện những bước khởi đầu của hệ sinh thái giao thông số, giao thông thông minh.”

Tại cuộc họp thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng, diễn ra ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Cận tải phải chỉ đạo các nhà đầu tư dự án thu phí tự động quyết liệt đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị thu phí tại các trạm theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31/12/2020 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm