Có 100 tỷ đồng mới được lập hãng hàng không
Đây là mức vốn cao gấp đôi quy định hiện nay. Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính thực tế.
Theo Nghị định 30/2013/NĐ- CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (có hiệu lực từ 1-6 tới, thay thế nghị định 76/2007/NĐ-CP) vừa được Chính phủ ban hành, quy định các tổ chức, cá nhân muốn lập hãng hàng không phải có vốn tối thiểu 100 tỉ đồng (gấp đôi hiện nay) và tùy theo số lượng tàu bay và phạm vi khai thác phải có vốn tối thiểu tương ứng cụ thể tăng so với trước đây từ 100 đến 300 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định chi tiết hơn nhiều nội dung về kinh doanh hàng không.
Một điều kiện khác mới được bổ sung trong nghị định này là để lập hãng hàng không thương mại là phải có văn bản xác nhận vốn bằng tiền hoặc tài sản, bất động sản phục vụ kinh doanh vận chuyển hàng không.
Theo Cục Hàng không, việc thay đổi các quy định về vốn này nhằm hạn chế các nhà đầu tư thiếu năng lực, tham gia thị trường một thời gian đã không đủ sức hoạt động.
Mặt khác, nghị định cũng giảm tỉ lệ vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài trong được thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài (gồm vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vốn của doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư Việt Nam) phải đáp ứng điều kiện bên nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng không.
Còn nghị định 76 quy định bên nước ngoài không chiếm quá 49% vốn điều lệ đối với hãng hàng không, hoặc 49% vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; một cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không chiếm quá 30% vốn điều lệ.
Theo quy định mới, việc chuyển nhượng, tặng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ thực hiện sau 2 năm kể từ ngày bắt đầu khai thác vận chuyển hàng không nhằm ngăn chặn việc thành lập hãng hàng không, xin giấy phép hoạt động rồi bán cho đối tác nước ngoài.
Một điểm mới nữa là nghị định quy định việc rút bớt thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh. Cụ thể, trong vòng 18 kể từ ngày được cấp phép, hãng hàng không không bắt đầu khai thác sẽ bị hủy bỏ giấy phép kinh doanh (hiện tại là 24 tháng).
Việc hủy bỏ giấy phép kinh doanh cũng được áp dụng nếu sau 12 tháng được cấp phép, hãng hàng không không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (hiện tại là 24 tháng)
Ngoài các nội dung trên, nghị định cũng quy định thêm bằng cấp, chứng chỉ cụ thể của người đứng đầu, phụ trách các hệ thống chuyên môn của hãng hàng không phải tương ứng với vị trí, chức năng công việc.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến thương hiệu, biểu tượng với những hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài.
Công Duy
Theo Đầu tư
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Cột tin quảng cáo