Cô giáo dạy khiếm thính thành chuyên gia giáo dục toàn cầu
Cô Phạm Đặng Mai Linh, 35 tuổi, sinh ra trong gia đình cha mẹ đều làm nghề giáo ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Được đào tạo ngạch giáo viên tiểu học nhưng ra trường cô lại xin vào trường Khiếm thính Lâm Đồng. Với nỗ lực tự học, tự nghiên cứu, cô đã liên tục nhận những giải thưởng danh giá về Công nghệ thông tin (CNTT). Mới đây, Linh là một trong hai người Việt Nam được công nhận là Chuyên gia cố vấn về giáo dục toàn cầu của Microsoft.
Nói về người đồng nghiệp của mình, Hiệu trường trường Khiếm thính Lâm Đồng Nguyễn Thị Nhàn cho biết, 14 năm trước, lúc cô Linh mới về nhận công tác, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, cả trường chỉ có một chiếc máy tính để bàn dành cho hiệu trưởng, hiệu phó. Nhưng cứ sau giờ hành chính Linh lại mượn chìa khóa phòng xin được dùng máy, có những hôm gần nửa đêm mới về nhà.
"Trước tinh thần ham học hỏi của Linh, lãnh đạo nhà trường rất khuyến khích. Chúng tôi cũng rất bất ngờ vì chỉ tự mày mò nghiên cứu, cô ấy đã giúp nhà trường có những giải pháp hay trong giảng dạy", cô Nhàn nói.
|
Cô giáo Linh (áo khoác trắng) trong một buổi làm việc theo nhóm tại diễn đàn giáo dục toàn cầu tổ chức tại Barcolona - Tây Ban
|
Sau 8 năm giảng dạy tại trường Khiếm thính, Linh chuyển công tác sang trường Tiểu học Thực nghiệm Lê Qúy Đôn – Đà Lạt. Tại đây, được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Ban giám hiệu, Linh tiếp tục tự học hỏi, tìm tòi về CNTT ứng dụng trong dạy học.
Bằng việc tự học, năm 2011 Linh được giải nhất trong cuộc thi bài giảng điện tử xuất sắc nhất tỉnh Lâm Đồng. Năm sau cô tiếp tục dành giải nhì cuộc thi Giáo viên sáng tạo cấp quốc gia do Bộ Giáo dục tổ chức. Sau đó Linh tham gia hệ thống trực tuyến của Microsoft qua đó chứng minh năng lực bằng các hoạt động giảng dạy, có dự án thiết thực rồi được mời tham dự diễn đàn giáo dục của Microsoft khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Auckand - New Zealand .
Năm 2013, Linh nhận giải nhất bài giảng E-learning cấp quốc gia của Bộ Gíao dục. Bài dự thi của Linh được đánh giá cao vì có tính thực tiễn đóng góp đáng kể vào kho bài giảng, giúp giáo viên có thể truy tìm tham khảo và học hỏi.
Đầu năm nay, Linh là một trong hai người Việt Nam được công nhận chuyên gia cố vấn giáo dục toàn cầu của Microsoft với đề án “Hướng dẫn học sinh khiếm thính dùng công nghệ thông tin để giao tiếp’’.
Vừa trở về từ diễn đàn giáo dục toàn cầu tổ chức tại Barcelona - Tây Ban Nha, Linh cho biết: "Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì vốn rất gần gũi với người khiếm thính trong khi yêu cầu của Microsoft là các đề án dự thi đã được ứng dụng. Đề án này đã được ứng dụng tại trường Khiếm thính Lâm Đồng, nơi tôi xem như ngôi nhà thứ hai của mình".
Diễn đàn thường niên của Microsoft năm nay là lần thứ 10 được tổ chức. Đây cũng là diễn đàn qui mô nhất từ trước tới nay với 1.100 đại biểu tham dự. Ngoài 250 chuyên gia cố vấn giáo dục toàn cầu của Microsoft được công nhận qua 23.000 đề án dự thi đến từ 150 quốc gia, các đại biểu còn lại là các nhà lãnh đạo giáo dục, lãnh đạo trường học và những người trực tiếp làm công tác giảng dạy...
Diễn đàn toàn cầu này còn là cơ hội cho các nhà giáo dục học hỏi những phương pháp thông minh, sáng tạo nhất từ các đồng nghiệp, chia sẻ về thách thức và hợp tác để cùng chuyển đổi nền giáo dục thế kỷ 21. Để được Microsoft chọn vào đội ngũ chuyên gia giáo dục, các ứng viên cần chứng minh năng lực bằng các hoạt động giảng dạy hoặc dự án thiết thực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng