Công chức yếu, nhất thiết phải thải?
"Nếu ông Bộ trưởng dùng nhiều người, đồng nghĩa với lương cho mỗi cá nhân ít và các vấn đề phức tạp về quản lý gia tăng".
Sau bài viết ‘Trận chiến’ tấn công vào biên chế, độc giả Hà Thành tiếp tục nêu quan điểm xung quanh phát biểu của Thứ trưởng Bộ Nội vụ về dự thảo nghị định tinh giản biên chế, trong đó nhấn mạnh quan điểm cải cách bộ máy hành chính chìa khóa không nằm ở tinh giản biên chế.
Có ba vấn đề độc giả nêu ra để xem xét.
Thứ nhất, cần xác định rõ vị nhạc trưởng trong việc thực hiện đề án tinh giản biên chế này.
Không phải là tập thể, lại càng không thể là cả hệ thống chính trị. Chỉ cần tìm ra người có trách nhiệm, người phải chịu trách nhiệm trước việc nghiên cứu tham mưu đề án và thực hiện đề án, khi đó việc tinh giản biên chế sẽ thành công.
Thứ hai, việc tinh gọn hay tinh giản biên chế chỉ là giải pháp 'con' trong tổng số nhiều giải pháp để thực hiện cải cách hành chính. Vì vậy, đồng thời với việc thực hiện giải pháp này phải nghĩ ngay đến một số giải pháp khác thực hiện đồng thời.
Một giải pháp không thể thiếu, thậm chí phải thực hiện trước khi tinh giản biên chế, đó là phải tính toán cho được chi phí chính phủ cho việc nuôi bộ máy.
Tức là, không phải tính toán xem Chính phủ phải chi bao nhiêu để nuôi bộ máy mà phải hạch toán cho được, Chính phủ thu gì từ bộ máy và bộ máy này giúp được những gì cho việc duy trì Chính phủ thì mới xác định được cơ quan nào cần thiết, cơ quan nào không; vị trí nào cần, vị trí nào không...
Thứ ba, hãy thay đổi quan niệm rằng, cứ cán bộ yếu, công bộc yếu thì thải hồi.
Một khi chúng ta lượng hóa được đơn vị công việc, mức chi phí của Chính phủ cho bộ máy thì sẽ tính được công sức và thù lao (lương bổng...). Quyền này hãy giao cho chính người đứng đầu các cơ quan quản lý và sử dụng công chức. Họ tự quyết định, tự cân đối và Bộ Nội vụ hãy giúp họ, làm thế nào cho hiệu quả; làm thế nào cho tiết kiệm và làm cách nào để tinh giản.
Ví dụ cụ thể: Chính phủ chỉ cho phép Bộ A chi phí bao nhiêu tỷ đồng cho việc duy trì bộ máy theo chức năng nhiệm vụ được quy định. Nếu ông bộ trưởng dùng nhiều người, đồng nghĩa với lương cho mỗi cá nhân ít và các vấn đề phức tạp về quản lý gia tăng; ngược lại, nếu bộ máy gọn nhẹ, lương bổng cán bộ sẽ cao và bộ máy hoàn toàn có thể hiệu lực, hiệu quả.
Với cách lập luận và tính toán đó, 8.000 tỷ đồng như dự tính để làm việc tinh giản biên chế hãy tính toán để thuê chuyên gia có kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, công chức và xây dựng chính quyền nghiên cứu mấy đề án khả thi từ nay đến hết 2015, chắc chắn chúng ta sẽ có những giải pháp và việc làm đúng giúp bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Việc tinh giản biên chế hiện nay chưa nên bàn đến trước khi bàn chuyện là dân đang nuôi bộ máy bằng tiền thuế hàng năm, chính quyền hãy trả lời cho dân hiểu và chia sẻ rằng, chính quyền đang làm gì, tạo ra sản phẩm công gì để điều hành đất nước thực sự đang phát triển và sớm phát triển, tránh và đuổi nhanh sự nghèo nàn lạc hậu.
Vietnamnet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Cột tin quảng cáo