Công khai, minh bạch thì tái cơ cấu mới hiệu quả.
Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có thông điệp mạnh mẽ là tiến trình cổ phần hóa 432 DN Nhà nước phải được thực hiện triệt để trong hai năm 2014- 2015. Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về thoái vốn DN Nhà nước, định hướng cho thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định.
Sau khi định giá, việc thoái vốn cần được thực hiện công khai, minh bạch, rõ ràng. nếu nhà đầu tư muốn mua tài sản thì quá trình định giá cần công khai sao cho nhà đầu tư có thể tiếp cận được thông tin về tài sản mà mình dự định mua từ đó chủ động trong việc sử dụng. Việc công khai, minh bạch thông tin cũng là để quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, hỗ trợ cho tiến độ của quá trình tái cấu trúc.
Thanh tra Chính phủ đã triển khai một số đề án sáng kiến về phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở cơ sở. Những sáng kiến nầy có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, góp phần vào việc xây dựng một môi trường tốt đẹp hơn cho cộng đồng. Theo đấy nhiều địa phương đang soạn thảo quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm kê, bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và bố trí tái định cư. Điểm mới của quy định này là quy trình kiểm kê đất và tài sản trên đất cũng như việc bồi thường, hỗ trợ sẽ được áp dụng với tất cả hộ gia đình trong dự án, chứ không chỉ là những hộ có khiếu nại. Ngoài ra, nội dung, hình thức công khai, minh bạch được quy định cụ thể hơn, thực tế hơn. Kèm theo quy định mới, thanh tra địa phương đang xây dựng bộ tài liệu hỏi-đáp về PCTN và công khai, minh bạch trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cơ quan này sẽ tiến hành tập huấn cho cả cán bộ và người dân có liên quan đến vấn đề phức tạp này để họ hiểu hơn về quyền, nghĩa vụ của mình, mạnh dạn hơn trong việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu.
Phát biểu tại Văn phòng Chính phủ ngày 21/1/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến đòi hỏi của xã hội là “thông tin nhanh, kịp thời, chính xác”. Ông đã yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để tạo sự đồng thuận xã hội, “cung cấp thông tin về những việc làm được và kể cả khuyết điểm, yếu kém cũng không giấu giếm. Đồng thời chú ý đến trách nhiệm giải trình, giải đáp của cơ quan nhà nước đối với những vấn đề nổi cộm, những việc chưa thông suốt, những chủ trương, chính sách mới”.
Trong những năm gần đây, thuật ngữ trách nhiệm giải trình xuất hiện và được sử dụng ngày càng nhiều trong các báo cáo nghiên cứu liên quan đến quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách hành chính cũng như các giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Vậy trách nhiệm giải trình là gì?
Trước hết theo cách hiểu thông thường thì giải trình là giải thích, trình bày nhằm làm sáng rõ một vấn đề gì. Trong tiếng Anh accountability (trách nhiệm giải trình) có nguồn gốc Latin là accomptare (giải thích).
Trong hoạt động của bộ máy công quyền thì trách nhiệm giải trình là việc cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo đó, cơ quan nhà nước; cán bộ, công chức nhà nước, phải có trách nhiệm thực thi công việc được giao đạt kết quả và phải chịu hậu quả khi chưa làm tròn trách nhiệm
Nhìn từ góc độ cải cách hành chính, việc thực hiện trách nhiệm giải trình sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự đối thoại giữa người dân và cơ quan nhà nước. Người dân và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các thông tin, quyết định và biện pháp của cơ quan quản lý và qua đó mà việc thực hiện các biện pháp, quyết định này sẽ thuận lợi hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu thực hiện tốt trách nhiệm giải trình thì sẽ giảm một phần đáng kể các khiếu kiện, thắc mắc của người dân đến các cơ quan nhà nước.
Ngày 08 tháng 8 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2013/NĐ-CP Quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo đó: Nghị định này quy định về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình; quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình và người giải trình; trình tự, thủ tục của cơ quan Nhà nước.
Trách nhiệm giải trình là một quy trình hai chiều. Người dân có những nhu cầu mà chỉ có những dịch vụ của chính quyền mới đáp ứng được. Về phần mình, chính quyền phải cung cấp những dịch vụ này một cách hiệu quả nhất. Người dân cần ràng buộc chính quyền về trách nhiệm đối với các dịch vụ mà chính phủ cung cấp, và họ phải có được cơ hội lên tiếng liệu họ có hài lòng với các dịch vụ đó hay không.
Luôn có những lợi ích cố hữu cản trở hiệu quả của việc thực thi. Vấn đề ở đây là làm thế nào để chính quyền huy động tốt nhất các nguồn lực để vượt qua các rào cản của những lợi ích nêu trên và có thái độ không khoan dung đối với vấn đề tham nhũng .
Nhiều biện pháp về Phòng chống tham nhũng đã được thực thi nhưng hiệu quả chưa đáp ứng được kỳ vọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Giá xăng giảm gần 500 đồng/lít
Vụ phát hiện giá đỗ độc hại dùng chất cấm gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh: Một cơ sở khai bán cho siêu thị Bách Hóa Xanh 350-400kg/ngày
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá heo hơi ngày 27/12/2024: Diễn biến trái chiều với nhiều biến động