Khoa học - Công nghệ

1 tỷ người ở châu Á có thể phải trải qua những đợt nắng nóng khủng khiếp vào năm 2050

Theo dự báo, có tới 1 tỷ người ở châu Á phải đối mặt với tình trạng nắng nóng gây chết người vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.

Đề xuất thành lập Viện Nghiên cứu và phát triển vi mạch - bán dẫn Thành phố Hồ Chí Minh / Chủ tịch Tập đoàn GFS: “Thành lập Viện nghiên cứu trong doanh nghiệp tư nhân là xu thế tất yếu”

Nhiều đợt nắng nóng gây chết người sẽ diễn ra vào năm 2050 tại châu Á. (Ảnh minh họa: AP News)

Nhiều đợt nắng nóng gây chết người sẽ diễn ra vào năm 2050 tại châu Á. (Ảnh minh họa: AP News)

Theo một báo cáo mới của công ty tư vấn toàn cầu McKinsey, có tới 1 tỷ người ở châu Á có thể sống trong những khu vực trải qua nhiều đợt nắng nóng gây chết người vào năm 2050 do biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

Báo cáo chỉ ra rằng, nắng nóng gay gắt chỉ là một trong những rủi ro chính được dự báo đối với lục địa này. Nếu không có hành động cải thiện đáng kể để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, châu Á dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​nhiệt độ tăng hơn 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

1 tỷ người ở châu Á có thể phải trải qua những đợt nắng nóng khủng khiếp vào năm 2050 - Ảnh 1.

​​Nhiệt độ có thể tăng hơn 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp ở một số khu vực của châu Á. (Ảnh: Channel News Asia)

Trong khi phần lớn rủi ro nằm ở các nước châu Á cận lục địa như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, các nước Đông Nam Á cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng nắng nóng thường xuyên và nguy hiểm hơn, đặc biệt là Việt Nam.

 

Theo báo cáo của McKinsey được công bố vào ngày 24/11, các đợt nắng nóng gây chết người sẽ diễn ra thường xuyên hơn, khiến thời gian làm việc an toàn ngoài trời của người lao động giảm đáng kể. Tại Đông Nam Á, sản lượng các loại cây trồng thiết yếu như gạo, ngô và đậu nành sẽ trở nên khó dự đoán hơn, ảnh hưởng đến giá cả đối với người tiêu dùng và sinh kế của nông dân.

1 tỷ người ở châu Á có thể phải trải qua những đợt nắng nóng khủng khiếp vào năm 2050 - Ảnh 2.

Nắng nóng, hạn hán gây thiệt hại mùa màng tại Campuchia. (Ảnh: Channel News Asia)

Thực trạng này sẽ gây tác động tài chính đối với các nền kinh tế. Thiệt hại từ rủi ro hàng năm do nhiệt và độ ẩm tăng cao sẽ lên đến 2.800 - 4.700 tỷ USD GDP ở châu Á.

Các chính phủ trong khu vực này đã được khuyến khích tăng cường đầu tư vào bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, qua đó bảo vệ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và hỗ trợ họ ứng phó với nguy cơ gia tăng nạn hạn hán và nắng nóng khắc nghiệt.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm