4 lĩnh vực công nghệ tái định hình bối cảnh của Việt Nam
Bước đột phá trong điều trị các bệnh lý thần kinh tại Việt Nam nhờ phương pháp mới / Nghiên cứu thành công dừa sáp cấy mô
4 lĩnh vực chính mà công nghệ đang tái định hình bối cảnh của Việt Nam, đó là: AI và tự động hóa trong sản xuất; thương mại điện tử và dịch vụ số; hạ tầng số và đô thị thông minh; phát triển bền vững và công nghệ xanh.
Ảnh minh hoạ
Thứ nhất,AI và tự động hóa trong sản xuất. Ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, dệt may và ô tô, là động lực chính đằng sau sự phát triển kinh tế của nước này. Kỷ nguyên Trí tuệ, với đặc trưng là AI và tự động hóa, sẽ cách mạng các quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
Tuy nhiên, GS cũng lưu ý điều này cũng mang đến thách thức mất việc làm, đặc biệt là đối với lao động tay nghề thấp. Chính phủ Việt Nam đã nhận ra thách thức này và đang ưu tiên phát triển lực lượng lao động. Thông qua các sáng kiến như Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, quan hệ đối tác với khu vực tư nhân và các chương trình như mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến năm 2030.
“Việt Nam đang tập trung nâng cao và tái đào tạo lực lượng lao động để đảm bảo nguồn nhân sự sẵn sàng cho các công việc mới, đòi hỏi kỹ năng vận dụng công nghệ cao”, Chủ tịch sáng lập WEF khuyến nghị.
Thứ hai,thương mại điện tử và dịch vụ số: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế số của Việt Nam. Các nền tảng như Tiki, Shopee và MoMo đã phát triển nhanh chóng và nhận được sự ủng hộ của một nhóm dân số trẻ am hiểu công nghệ.
Trong đó, kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra các mục tiêu đầy tham vọng, hướng tới việc có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2025.
“Điều này mang lại cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), giúp họ tiếp cận thị trường mới và có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. Thách thức hiện nay là đảm bảo hạ tầng số của Việt Nam bắt kịp với sự phát triển này, mở rộng phạm vi phủ sóng 5G và tăng cường khả năng tiếp cận internet tin cậy, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn”, GS. Klaus Schwab cho biết.
Thứ ba, hạ tầng số và đô thị thông minh: Chính phủ Việt Nam đang đầu tư đáng kể vào việc xây dựng đô thị thông minh trên khắp cả nước, bao gồm Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Các sáng kiến này nhằm cải thiện quản lý đô thị thông qua việc sử dụng Internet vạn vật (IoT), AI và phân tích dữ liệu.
Theo đó, kế hoạch quốc gia về phát triển đô thị thông minh đến năm 2025 của chính phủ hướng tới xây dựng các thành phố không chỉ hoạt động hiệu quả và bền vững mà còn được kết nối thông qua số hóa. Đây là một bước quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu công dân Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi đầu tư liên tục vào hạ tầng số, đặc biệt ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Thứ tư,phát triển bền vững và công nghệ xanh: “Kỷ nguyên trí tuệ” mang lại cho Việt Nam cơ hội dẫn đầu trong phát triển bền vững. Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và công nghệ số có thể giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo