Khoa học - Công nghệ

5 lỗi thường gặp trên Honda Air Blade 125/150 2020, giá từ 41,19 triệu đồng

Honda Air Blade 2020 sở hữu ngoại hình mới, trang bị hiện đại cùng động cơ mới 150cc. Thế nhưng, chiếc xe này vẫn còn một số lỗi khiến người dùng khó chịu.

Bảng giá xe Kymco tháng 4/2020: Thấp nhất 15,49 triệu đồng / So sánh Honda Blade với Yamaha Sirius

>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE

Honda Air Blade là mẫu xe ga phổ thông rất ăn khách của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam. Hiện tại, mẫu xe trên đang được bán ra thị trường Việt Nam với 2 phiên bản động cơ bao gồm 125 và 150 phân khối.

>> Xem thêm: Môtô điện mạnh 200 mã lực, tốc độ 322 km/h, giá cao hơn Toyota Camry

Honda Air Blade 2020.

Honda Air Blade 2020.

Honda Air Blade 2020 có giá niêm yết từ 41,19 triệu đồng cho bản 125cc, còn phiên bản 150cc có giá từ 55,19 triệu đồng.

>> Xem thêm: Ducati Streetfighter V4: Công suất 208 mã lực, giá hơn 500 triệu

Tuy nhiên, giá bán thực tế của Honda Air Blade 2020 chênh lên vài triệu đồng so với giá đề xuất (tùy từng phiên bản, đại lý, khu vực bán xe).

>> Xem thêm: Honda Vario 150 2020 sắp có bản nâng cấp đáng giá, ngầu hơn Air Blade

 

Ở phiên bản mới nhất của mình, Honda Air Blade đã sở hữu riêng cho nó một ngoại hình cũng như động cơ đầy mới mẻ để so kè cùng đối thủ Yamaha NVX.

>> Xem thêm: Bảng giá xe Triumph tháng 4/2020

Thế nhưng, sau một thời gian ngắn sử dụng thì chiếc xe này lại sở hữu một số lỗi nhỏ có thể gây khó chịu cho người sử dụng.

Dưới đây là 5 lỗi thường gặp trên Honda Air Blade 2020 do người dùng phản ánh

 

1. Lỗi đồng hồ trên Honda Air Blade 2020

Mẫu xe này dù còn khá mới nhưng đã gặp lỗi hiển thị đồng hồ trên màn hình thông tin của chiếc xe.

Theo đó, rất nhiều người khi sử dụng Honda Air Blade 2020 đã để ý rằng bộ đồng hồ trên xe luôn chỉ giờ sai và bị reset lại sau một vài lần tắt máy và khởi động lại.

Như vậy, đây là một lỗi khá khó chịu đối với người sử dụng xe khi chiếc Air Blade mới này vừa được nâng cấp lên bộ màn hình điện tử hiện đại hơn trước. Để xử lý lỗi này, người sử dụng cần mang xe tới các trạm bảo hành, các Head để thực hiện bảo hành và thay thế đồng hồ hoàn toàn miễn phí.

 

2. Nắp bình xăng phát ra tiếng kêu khi đi đường xóc

Ở phiên bản mới, Honda Air Blade sở hữu một bộ nắp và khóa bình xăng khá tiện lợi khi đặt ở phía trước người lái và mở nắp bằng việc sử dụng nút bấm cạnh Smart key.

Thế nhưng chi tiết này lại gây ra một vấn đề nhỏ, khi di chuyển vào các đoạn đường xóc, bộ nắp xăng nhựa phía bên ngoại lại bị kêu lọc cọc khá khó chịu cho người điều khiển.

Theo tìm hiểu, phần nắp xăng nhựa này chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đã có độ rơ nhất định. Chính vì thế khi xe di chuyển vào chỗ xóc sẽ phát ra tiếng kêu do nhựa nắp xăng va đập vào với khu vực xung quanh đó. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể đệm thêm 1 lớp cao su dày hơn vào đệm cao su nguyên bản của nắp xăng hoặc tháo móc khóa bình xăng, xử lý lại cho móc khóa này nằm sâu vào trong để việc khóa nắp được chặt hơn. Từ đó, nắp xăng sẽ hết kêu khi đi vào chỗ xóc.

 

3. Động cơ Honda Air Blade 2020 gằn, rung dưới 40km/h

Theo một số người sử dụng, Honda Air Blade 2020 vẫn chưa khắc phục triệt để được vấn đề nằm ở khối động cơ khi liên tục xuất hiện hiện tượng rung và gằn máy ở vận tốc thấp dưới 40km/h.

Được biết, nguyên nhân của việc rung và gằn máy ở vận tốc thấp này là do lò xo nồi côn ở phía sau bị cứng. Theo một số nhân viên kỹ thuật, để xử lý tạm thời thì sẽ phải tháo nồi côn nguyên bản ra, thay thế bằng một bộ lò xo mới mềm hơn. Lưu ý, nếu như không thay thế bằng bộ nồi độ hoàn toàn mới thì sẽ không xử lý triệt để được vấn đề này trên Honda Air Blade 2020.

4. Kêu phuộc sau

 

Ở một số xe Honda Air Blade 2020 sau khi được sử dụng, người dùng còn có than phiền thêm một tiếng kêu lạ phát ra ở phía sau của chiếc xe với tiếng kêu "lục cục" như tiếng va đập giữa kim loại và nhựa xe. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đã xác định được tiếng kêu đó được phát ra ở vị trí phuộc sau của chiếc xe này.

Về nguyên nhân của sự việc trên, thứ nhất có thể do chủ xe đã ắp thêm bộ nhựa bảo vệ phuộc và dần già bộ phận này đã bị lỏng và va chạm với phuộc nhún ở bên trong.

Thứ hai, nguyên nhân có thể là do lò xo phuộc sau đang được để giãn, xoay hết mức trên thân phuộc và có thể va chạm với các bộ phận khác ở đầu phuộc. Để xử lý sự cố này, chúng ta không nên sử dụng bảo vệ phuộc sau và hãy xoay lại lò xo phuộc sau đến khi cảm thấy chắc tay là được.

5. Dàn nhựa đầu bị kêu

 

Một căn bệnh muôn thuở trên Honda Air Blade các đời đều là kêu dàn vỏ nhựa. Ở dàn vỏ trên chiếc xe Honda Air Blade, rất nhiều người dùng đã phản ánh chiếc xe tạo ra tiếng kêu và có dàn vỏ ọp ẹp ngay chỉ sau vài nghìn km sử dụng tại Việt Nam.

Các vị trí khớp nối của dàn áo tỏ ra khá yếu, sau khi sử dụng một thời gian dàn vỏ này trở nên lỏng lẻo và phát ra tiếng kêu mỗi khi vào đường xóc hay gờ giảm tốc liên tục. Không chỉ vậy, sau mỗi lần tăng ga, động cơ bắt đầu rung động thì những tiếng kêu lọc xọc tiếp phát ra từ dàn đầu xe khiến người điều khiển phải lo lắng.

Về nguyên nhân của sự việc trên, thứ nhất có thể do chủ xe đã ắp thêm bộ nhựa bảo vệ phuộc và dần già bộ phận này đã bị lỏng và va chạm với phuộc nhún ở bên trong. Thứ hai, nguyên nhân có thể là do lò xo phuộc sau đang được để giãn, xoay hết mức trên thân phuộc và có thể va chạm với các bộ phận khác ở đầu phuộc. Để xử lý sự cố này, chúng ta không nên sử dụng bảo vệ phuộc sau và hãy xoay lại lò xo phuộc sau đến khi cảm thấy chắc tay là được.

Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm