Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn hiện tượng ‘hồn lìa khỏi xác’ đã được khoa học giải mã

Sau thời gian nghiên cứu, mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Southampton (Anh) tuyên bố đã khám phá ra bí ẩn hiện tượng ‘hồn lìa khỏi xác’.

Hãi hùng "con thú điên" nguyên vẹn 66 triệu tuổi, sống giữa khủng long / Bí ẩn cá voi Bắc Cực thay đổi bài hát khiến nhà khoa học chưa thể giải thích

Hiện tượng con người vẫn có những trải nghiệm đầy ý thức về mọi vật xung quanh sau khi tim ngừng đập, não ngừng hoạt động hoàn toàn luôn là một vấn đề đau đầu với các nhà khoa học và gây ra không ít tranh cãi.

Để giải quyết câu hỏi này, các nhà khoa học Đại học Southampton đã dành ra 4 năm trời để nghiên cứu hơn 2000 người trải qua giai đoạn tim ngừng đập hoàn toàn tại 15 bệnh viện ở Anh, Mỹ và Úc.

Họ phát hiện ra rằng gần 40% số người sống sót sau khi tim ngừng đập mô tả về một dạng “ý thức” vẫn tồn tại trong thời gian họ chết lâm sàng, trước khi tim họ hoạt động trở lại.

Một bệnh nhân đã kể lại rằng ông đã “thoát xác” hoàn toàn và đứng trong góc phòng theo dõi toàn bộ quá trình các bác sĩ hồi sức cấp cứu cho chính ông trên giường bệnh.

Bí ẩn về hiện tượng hồn lìa khỏi xác đã được các nhà khoa giải mã.  Ảnh minh họa
Bí ẩn về hiện tượng hồn lìa khỏi xác đã được các nhà khoa giải mã. Ảnh minh họa

Mặc dù tim ngừng đập và đã “chết” trong suốt 3 phút, tuy nhiên người đàn ông 57 tuổi đến từ Southampton này vẫn nhớ như in hành động của các y bác sĩ và mô tả lại rõ ràng âm thanh của máy móc trong phòng cấp cứu.

Bác sĩ Sam Parnia thuộc Đại học bang New York (Mỹ), người đứng đầu nhóm nghiên cứu, giải thích: “Chúng ta đều biết rằng não không thể hoạt động sau khi tim ngừng đập. Nhưng trong trường hợp này, ý thức con người dường như vẫn tiếp tục tồn tại tới 3 phút sau khi tim ngừng hoạt động, mặc dù bộ não thường ‘tắt’ sau tim chừng 20-30 giây”.

Ông Parnia giải thích tiếp: “Người đàn ông này mô tả lại được mọi thứ diễn ra trong phòng, nhưng quan trọng nhất là 2 tiếng bíp từ một chiếc máy vốn chỉ phát ra âm thanh 3 phút một lần. Như vậy, chúng tôi có thể tính được thời gian tồn tại của ý thức con người sau khi chết. Những gì mà người đàn ông này kể lại rất đáng tin cậy, và chúng đều diễn ra đúng như trong thực tế”, bác sĩ Parnia nói.

Trong số 2.060 ca tim ngừng đập mà họ nghiên cứu, có 330 người sống lại, và 140 người trong số đó cho biết họ cảm nhận thấy ý thức mình vẫn hoạt động trong khi được cấp cứu.

Số khác thì có cảm giác sợ hãi hoặc đang chới với dưới nước sâu. Ngoài ra, 13% số người sống sót cảm nhận rõ hiện tượng “hồn lìa khỏi xác”, và cũng chừng ấy người nói rằng các giác quan của họ được tăng cường đáng kể.

Một nghiên cứu tương tự của các nhà khoa học tại đại học Liege (Bỉ) về hiện tượng "hồn lìa khỏi xác" đã tiến hành phân tích sâu hơn các câu chuyện của hàng trăm người về hiện tượng này, nhưng không chỉ dừng lại ở những người đang nằm trên giường bệnh chờ chết, mà còn với những phi công, những người leo núi, thợ lặn.

Và phần lớn những người đến từ các nền văn hóa khác nhau lại có ‘hành trình’ y chang nhau, cho thấy các viễn kiến này là những sự trùng hợp về mặt sinh học của não bộ, chứ không hẳn là bắt nguồn từ tôn giáo.

Các nghiên cứu trước đó phát hiện ra rằng, hầu hết cứ 1 trong 5 bệnh nhân trụy tim được cứu sống đều trải qua giai đoạn cận chết.Những trải nghiệm này bao gồm cảm giác thoát xác, lâng lâng dễ chịu, nhìn thấy một đường hầm, một ánh sáng, những người thân đã qua đời, hoặc thấy cuộc đời của chính mình lóe lên trước mắt.

Nhà thần kinh học của Bỉ Steven Laureys đã khảo sát tập hợp 400 người trên khắp thế giới. Trong số này có một phụ nữ rơi vào tình trạng hôn mê khi bị ốm trong thai kỳ.

Người phụ nữ này kể lại lúc cô đoàn tụ với người đàn ông mà cô từng phải lòng trước kia.“Anh ấy chết trong một vụ rơi máy bay, nhưng khi gặp lại, tôi thấy cơ thể anh vẫn toàn vẹn. Khi đó, một bầu trời trong xanh và luồng ánh sáng trắng bao quanh chúng tôi” – người phụ nữ nhớ lại.

Bác sĩ Laureys phát hiện ra rằng, những người leo núi có thể có các kinh nghiệm cận kề cái chết trong lúc bị rơi; còn các phi công nói rằng đôi khi họ có cảm giác cơ thể họ ở bên ngoài máy bay và bay cùng với nó.

Nhà khoa học tại Đại học Liege nói: “Trên khắp thế giới, các câu chuyện về trải nghiệm cận chết vẫn xuất hiện, và điều này có nghĩa là chúng ta có thể chọn ra các nhân tố tương đồng và tìm hiểu xem điều gì tạo ra chúng”.

Các chiều hướng chung bao gồm các sự kiện dữ dội đặt sinh mạng con người vào tình thế hiểm nguy, và những thay đổi bất ngờ về lượng máu cung cấp, dẫn tới thay đổi mức oxy đưa lên não.

Laureys cũng phát hiện ra rằng trải nghiệm về cận chết cũng có thể xảy ra khi có sự kết hợp giữa chứng thở gấp và thay đổi các tư thế quá nhanh.

Trong bộ phim tài liệu ‘Trở về từ cõi chết’, một trong những nhà nghiên cứu của Laureys đã thử nghiệm điều này, và mô tả lại về việc nhìn thấy luồng ánh sáng ở cuối đường hầm.

Qua các máy móc chụp lại não và các công nghệ khác đã cho thấy, khu vực tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương chính là điểm mấu chốt phát ra các cảm giác ‘cận chết’ này.

Trên tờ Sunday Times, bác sĩ Laurey nói: “Chúng tôi phát hiện ra là thậm chí những người dường như đang bị bất tỉnh, hoặc hôn mê, đều có thể đang có một đời sống thần kinh rất phong phú”.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm