Khoa học - Công nghệ

Biến thể Alpha tiến hóa để "né" hệ miễn dịch tự nhiên của con người

Theo một nghiên cứu, biến thể Alpha đã tiến hóa để tạo ra nhiều "protein đối kháng" nhằm ngăn các tế bào bị nhiễm phát tín hiệu cho hệ miễn dịch, qua đó vô hiệu hóa "hệ miễn dịch bẩm sinh" của cơ thể.

Việt Nam ra mắt phiên bản cập nhật công cụ đo lường khí thải mới – phiên bản 2050 Calculator / Dịch COVID-19: Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng

Biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2 đã biến đổi để né tránh được hệ miễn dịch tự nhiên của con người, theo đó đây là "biến thể đáng lo ngại" đầu tiên trên thế giới.
Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu tại Đại học toàn cầu London (Anh) và Đại học California tại San Francisco (Mỹ) phát hiện biến thể Alpha đã tiến hóa để tạo ra nhiều "protein đối kháng" nhằm ngăn các tế bào bị nhiễm phát tín hiệu cho hệ miễn dịch, qua đó vô hiệu hóa tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể là "hệ miễn dịch bẩm sinh" (miễn dịch không đặc hiệu).
Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên lạ xâm nhập để tạo miễn dịch. Miễn dịch không đặc hiệu giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vào các mô và nhanh chóng loại bỏ các sinh vật này nếu chúng xâm nhập được vào các mô.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Barcelona (Tây Ban Nha). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Barcelona (Tây Ban Nha). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Mọi tế bào trong hệ hô hấp như mũi, họng và phổi đều có một mạng lưới “cảm biến” để phát hiện virus. Bình thường, các cảm biến này sẽ "cảnh báo" hệ miễn dịch về sự hiện diện của virus và thúc đẩy các tế bào của hệ miễn dịch sản xuất “protein interferon" chống các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn...
Protein này hoạt động như một “chuông báo trộm,” từ đó kích hoạt phản ứng chống virus ở các tế bào miễn dịch không đặc hiệu lẫn các tế bào miễn dịch như tế bào T hay kháng thể để ngăn chặn nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các protein đối kháng có thể giúp virus né tránh các “cảm biến” này.
Để nghiên cứu khả năng trên của biến thể Alpha, các nhà nghiên cứu đã xem xét các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhiễm biến thể này để theo dõi mức độ protein và tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của biến thể này.
Họ phát hiện biến thể Alpha đã tạo ra nhiều protein như N, Orf6 và Orf9b - được biết đến như những chất đối kháng miễn dịch bẩm sinh. Bằng cách biến đổi để né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh của con người, biến thể Alpha có thể tự sao chép trong giai đoạn đầu lây nhiễm.
Các nhà khoa học cho rằng điều này làm tăng đáng kể khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Trao đổi với báo giới, chuyên gia Lorena Zuliani-Alvarez, đồng tác giả nghiên cứu, nhấn mạnh virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tiến hóa và thích ứng với vật chủ, và mỗi lần tiến hóa sẽ thích nghi hơn. Đó là lý do vì sao biến thể Omicron có tới 53 đột biến.
Về cơ bản, nghiên cứu cho thấy rằng protein gai không phải là yếu tố duy nhất mà các nhà khoa học nên nghĩ tới khi tìm kiếm các phương pháp điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm