Khoa học - Công nghệ

Các loại thuế phí ô tô thay đổi thế nào trong năm 2021?

Chỉ còn gần 1 tháng nữa là bước sang năm 2021, sẽ có nnhiều thay đổi trong chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước.

Maserati 2021 lộ diện, giá từ 1,7 tỷ đồng, nâng cấp về kiểu dáng và công nghệ / Top 10 xe cơ bắp tốt nhất năm 2020: Ford Mustang đầu bảng

Xe nguồn gốc từ châu Âu được giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam

Ảnh minh họa.

Theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), từ năm 2021, Việt Nam chính thức cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình 9 đến 10 năm.

Theo đó, sau khi có hiệu lực, EVFTA sẽ loại bỏ 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, EVFTA cũng sẽ loại bỏ 71% thuế suất kể từ ngày 1/8, phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.

Trong đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000cc cho động cơ xăng và trên 2.500cc cho động cơ diesel) sau 9 năm EVFTA có hiệu lực, với các loại ô tô khác, thuế nhập khẩu về 0% sau 10 năm.

Đây được xem là cơ hội để người tiêu dùng trong nước mua được ô tô nhập khẩu từ thị trường châu Âu với giá và chi phí thấp hơn khá nhiều.

Ví dụ, ô tô nhập khẩu từ châu Âu hiện nay đang chịu mức thuế suất 70% và lộ trình cắt giảm trong 10 năm thì mỗi năm sẽ cắt giảm trung bình khoảng 7% và tiến tới sau 10 năm sẽ cắt giảm về 0%.

 

Xem xét gia hạn giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô lắp ráp trong nước

Tại công văn số 14246/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm gia hạn thêm 6 tháng đối với các khoản phí, lệ phí đã điều chỉnh giảm tại 21 thông tư ban hành trong năm 2020.

Trong đó có đề xuất tiếp tục giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước thêm 6 tháng, áp dụng đến hết ngày 30/6/2021.

Đồng thời, Bộ Tài Chính cũng đề xuất các bộ ngành đánh giá tình hình thực hiện, rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2020) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính.

 

Đề xuất điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt

Tại Nghị quyết 115 của Chính phủ ban hành tháng 8/2020, Chính phủ giao Bộ Tài chính các phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô để khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.

Trong Thông báo số 377/TB-VPCP tại cuộc họp về giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng cần điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô hay hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.

Phó Thủ tướng cho biết việc điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng có thể tác động đến thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực lớn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, qua đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp và sản phẩm ô tô Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

 

Trước đó, cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ các phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngành ô tô tại Việt Nam trong dài hạn để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt theo hướng khuyến khích gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và giảm thuế đối với phần gia tăng trong nước.

Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm