Khoa học - Công nghệ

Các nước giàu sẽ thừa 1 tỷ liều vắc xin COVID-19

DNVN - Theo tính toán của Quỹ Bill & Melinda Gates, các quốc gia thu nhập cao sẽ dư thừa khoảng 1 tỷ liệu vắc xin COVID-19 trong năm 2021. Chính vì vậy, Quỹ Bill & Melinda Gates đang kêu gọi các quốc gia thu nhập cao chia sẻ vắc xin COVID-19 thông qua cơ chế COVAX.

Jonhson & Jonhson sẽ nghiên cứu khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 cho Việt Nam / Phát hiện cả một khu rừng hóa đá, bên trong đầy quái thú tuyệt chủng

Giữa tháng 5, Việt Nam đã tiếp nhận gần 1,7 triệu liều vaccine COVID-19 đợt 2 từ cơ chế COVAX. Lần thứ 1 diễn ra hôm 1/4, Việt Nam đã nhận 811.200 liều. Bộ Y tế sẽ tiến hành phân bổ nguồn vaccine này cho tất cả các đơn vị địa phương để thực hiện công tác tiêm chủng phòng, chống dịch COVID-19 theo kế hoạch đã đề ra. Hiện tại, Bộ Y tế đang làm việc với Johnson & Johnson để trao đổi về vấn đề nhập khẩu, cung ứng vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ quan điểm của Việt Nam là làm sao để tiếp cận vắc xin nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất để phục vụ nhu cầu tiêm chủng của người dân. Johnson & Johnson đã tham gia cơ chế COVAX với cam kết cung ứng 200 triệu liều từ nay đến cuối năm 2021.

fdsf

Phân phối vắc xin không công bằng có thể khiến đại dịch kéo dài và gây ra những đau khổ không đáng có.

Lý do phải kêu gọi chia sẻ vắc-xin COVID-19

Trong cuộc hành trình phát triển vắc xin COVID-19, một mối lo ngại ngày càng lớn về việc phân phối vắc xin không công bằng có thể khiến đại dịch kéo dài và gây ra những đau khổ không đáng có. Không phải là nỗi lo nữa, mà đó chính xác là những gì chúng ta đang thấy bây giờ. Số ca nhiễm bệnh đã giảm mạnh ở nhiều quốc gia có thu nhập cao hơn, ở đó vắc xin đã phổ biến rộng rãi. Ở những nơi này, cuộc sống đã bắt đầu trở lại bình thường. Nhưng ở những nơi khác, virus vẫn tiếp tục lây lan, gây ra những hậu quả tàn khốc. Tình hình ở Brazil, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, và nhiều quốc gia khác, là những minh chứng đau lòng. Trong khi, với việc chia sẻ vắc-xin, những nỗi đau này có thể được ngăn chặn.

Vào thời điểm năm ngoái, khi chưa có bất kỳ loại vắc xin nào, các quốc gia có thu nhập cao đã đàm phán thỏa thuận để đảm bảo mua vắc xin với số lượng lớn. Những quốc gia này tìm kiếm mua vắc-xin với số lượng như vậy vì chưa biết rõ loại vắc xin nào sẽ phát huy tác dụng và chúng sẽ được chấp thuận sử dụng như thế nào. Với thỏa thuận mua nhiều loại vắc xin số lượng lớn, các quốc gia này đã sử dụng các nguồn lực dồi dào của mình để tăng khả năng nhận đủ liều vắc xin an toàn và hiệu quả.

May mắn là, nhiều loại vắc xin được xác định an toàn và hiệu quả và đã được đưa ra thị trường. Ngoài ra còn có một số ứng cử viên vắc xin khác vẫn đang được phát triển. Các quốc gia thu nhập cao đã đạt được các thỏa thuận mua vắc-xin, vì vậy họ là những nước đầu tiên đã “đặt gạch” nhận vắc-xin. Đơn hàng của họ đủ để tiêm chủng cho công dân của họ. Đó là lý do tại sao việc chia sẻ vắc-xin lại có ý nghĩa như vậy - một lượng lớn vắc-xin đã được đảm bảo sẽ ra mắt thị trường và phân phối trong năm nay. Đến cuối năm, dự kiến các quốc gia thu nhập cao sẽ dư ra ít nhất hơn 1 tỷ liều vắc xin so với mức nhu cầu sử dụng cần thiết.

 

Việc nhanh chóng chia sẻ những liều vắc xin này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người: Số lượng người được tiêm vắc xin trên toàn cầu sẽ mở rộng, từ đó giúp giảm hoặc gián đoạn sự lây truyền của virus. Nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm hơn cũng sẽ ít hơn. Chia sẻ vắc xin sẽ giúp giảm bớt sự gián đoạn kinh tế nghiêm trọng do đại dịch gây ra. Và tất nhiên, điều đó sẽ cứu vô số mạng người.

Tại sao các quốc gia thu nhập cao lại dư thừa 1 tỷ liều vắc xin?

Theo những tính toán của Quỹ Bill & Melinda Gates, các quốc gia có thu nhập cao sẽ nhận được khoảng 3,3 tỷ liều vắc xin COVID-19 trong năm 2021. Khi thiết lập tổng dân số có độ tuổi từ 12 tuổi trở lên trên các quốc gia này, đánh giá xem cần bao nhiêu liều để tiêm chủng cho các đối tượng dân số đó, ba giả định chính đã được đưa ra: Thứ nhất, 80% dân số từ 12 tuổi trở lên có thể sẵn sàng sử dụng vắc xin. Thứ hai, mỗi người sẽ nhận được ba liều - hai liều trong một đợt tiêm chủng ban đầu và một liều nhắc lại, có thể tiêm sau này trong trường hợp khả năng bảo vệ suy yếu. Thứ ba, 10% số vắc-xin đó sẽ bị lãng phí, chẳng hạn như nếu một lọ thuốc không được sử dụng kịp thời trước hạn sử dụng nó sẽ phải vứt bỏ.

Như vậy, các tính toán cho thấy các quốc gia có thu nhập cao sẽ sử dụng khoảng 2,3 tỷ trong tổng số 3,3 tỷ liều vắc xin họ đã đặt mua trong năm nay. Như vậy, họ sẽ dư thừa ít nhất 1 tỷ liều vắc xin và có thể chia sẻ với các nước có thu nhập thấp hơn.

Các tính toán được xây dựng khá thận trọng. Tỷ lệ tiêm chủng thực tế của các quần thể đủ điều kiện có thể thấp hơn 80%. Cũng không chắc rằng mọi người sẽ nhận được vắc xin tăng cường trong năm nay, vì các quốc gia vẫn chưa xác định được nhu cầu hoặc thời điểm tiêm vắc xin tăng cường. Các giả định thận trọng được đưa ra để đảm bảo khuyến nghị chia sẻ liều vắc xin sẽ đạt được.

 

Các quốc gia thu nhập cao vẫn đang tiêm chủng cho dân, vậy khi nào họ mới chia sẻ vắc xin?

Tốt nhất là bắt đầu từ bây giờ. Hoặc ít nhất, các quốc gia này có thể đưa ra các cam kết rõ ràng ngay và luôn rằng "một mốc thời gian được thiết lập để chia sẻ liều lượng vắc xin"..

Nhiều quốc gia có thu nhập cao đã đạt tiến độ kinh ngạc trong việc triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin. Hầu hết họ đã có thể mở rộng tiêm chủng cho tất cả công dân lớn, một số quốc gia thậm chí còn đang tiêm chủng cho những người trẻ tuổi. Ở những quốc gia này, tỷ lệ tiêm chủng chậm lại khi phạm vi bao phủ mở rộng và nguồn cung cấp vắc xin đồng thời tăng lên. Những quốc gia này có thể bắt đầu chia sẻ vắc xin ngay lập tức, và các chiến dịch vắc xin trong nước của họ không gặp rủi ro nào. Tất nhiên, tình hình sẽ khác nhau tùy theo từng quốc gia và các nhà hoạch định chính sách cần xem xét bối cảnh cụ thể của họ.

Trong khi đó, nhiều quốc gia có thu nhập thấp hơn vẫn chưa hề bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa - hoặc nếu đã bắt đầu, thì cũng không đủ liều lượng để tiêm ngay cả cho những nhóm dân số có nguy cơ cao nhất. Việc chia sẻ vắc xin, vận chuyển đến những nước cần không hề đơn giản và các chiến dịch tiêm vắc xin cần có thời gian mở rộng quy mô. Đó là lý do tại sao các quốc gia thu nhập cao phải chia sẻ liều lượng vắc xin nhanh nhất có thể.

Các quốc gia nên chia sẻ vắc xin như thế nào?

 

Mặc dù có một số cách để chia sẻ vắc xin, nhưng chương trình Cam kết thị trường nâng cao COVAX (AMC) của Gavi là một chiến dịch chia sẻ vắc xin đang phát huy hiệu quả. Chia sẻ song phương hoặc khu vực có thể giúp ích cho một số quốc gia cụ thể, nhưng cách tiếp cận đó sẽ không giải quyết được rủi ro toàn cầu do dịch bệnh có thể tiếp tục lây lan ở bất kỳ quốc gia nào. COVAX sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ vắc xin hiệu quả và đảm bảo rằng các liều vắc xin được phân bổ công bằng, dựa trên các nguyên tắc do cộng đồng toàn cầu đề ra.

Chia sẻ vắc xin có phải là cách duy nhất để nhân loại được tiếp cận công bằng với vắc xin COVID-19 không?

Chia sẻ vắc xin là một bước mà các quốc gia có thu nhập cao hơn có thể thực hiện trong thời gian tới. COVAX nhận được càng nhiều nguồn lực thì càng nhanh chóng mua được số lượng lớn vắc xin để sử dụng ở các nước có thu nhập thấp hơn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh COVAX AMC vào ngày 2/6/2021, Gavi đặt mục tiêu tăng nguồn tài trợ bổ sung rất quan trọng để mở rộng khả năng tiếp cận vắc xin trên toàn thế giới. Nhưng vì đơn đặt hàng từ COVAX sẽ xếp sau đơn đặt hàng của các quốc gia có thu nhập cao hơn, nên sẽ mất một khoảng thời gian mới mua, nhận và phân phối các loại vắc xin này cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn. Việc các quốc gia thu nhập cao sớm chia sẻ vắc xin dư thừa sẽ giúp người dân ở các nước thu nhập thấp sớm có vắc xin và tiêm ngừa cho người dân.

Chia sẻ liều lượng vắc xin thông qua COVAX AMC và tài trợ mua sắm vắc xin là những con đường hứa hẹn nhất giúp các quốc gia thu nhập thấp tăng cường khả năng tiếp cận vắc xin. Về lâu dài, cần có những cách tiếp cận toàn diện hơn nhằm giải quyết sự bất bình đẳng về cơ cấu tiếp cận vắc xin giữa các nước có thu nhập thấp và cao.

 

Hoàng Lan
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm