Cần Thơ từng bước khẳng định vai trò Trung tâm Khoa học và Công nghệ, tầm nhìn đến năm 2045
Việt Nam đồng bộ hóa thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường khác / KHCN và đổi mới sáng tạo – “Bệ phóng mới” cho phát triển KTXH toàn diện và bền vững
Tiên phong chuyển đổi mô hình doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ
Theo Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) TP Cần Thơ, thời gian qua đã tích cực triển khai các cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương đối với hoạt động khoa học và công nghệ của thành phố, ban hành kịp thời các quy định về lĩnh vực này nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động KH&CN. Điều này phù hợp với mục tiêu đưa TP Cần Thơ trở thành trung tâm KH&CN của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Máy gặt đập liên hợp, một trong những sản phẩm công nghệ của Công ty Hoàng Thắng
Ông Phạm Hoàng Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất máy nông nghiệp Hoàng Thắng cho biết, công ty có những nghiên cứu khoa học, đi đầu trong lĩnh vực chế tạo máy móc, phục vụ sản xuất nông nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN. Hiện nay, 3 sản phẩm chủ chốt của Công ty Hoàng Thắng gồm: máy gieo hạt thẳng hàng, xe phun xịt dung dịch tự động và máy gặt đập liên hợp, các sản phẩm này cũng rất “gần gũi” với bà con nông dân cả nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng. “Uy tín và thương hiệu của công ty chúng tôi ngày càng được khẳng định bằng những giải thưởng như: Cúp vàng Nông nghiệp Việt Nam, Bạn nhà nông Việt Nam, Trâu Vàng Đất Việt, Cúp thương hiệu nổi tiếng,..”, ông Phạm Hoàng Thắng chia sẻ.
Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu theo công nghệ Israel, đã được cải tiến và điều chỉnh cho phù hợp hơn
Ngoài những hiệu quả đạt được, ông Phạm Hoàng Thắng còn chia sẻ thêm: “Tuy được tạo điều kiện và hưởng các chính sách ưu đãi về thuê đất để mở rộng quy mô hoạt động, nhưng công ty khi công ty tôi muốn thế chấp đất để vay vốn ngân hàng thì lại không được. Dù Sở KH&CN đã làm cầu nối với các ngành liên quan để tìm cách giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức”. Còn theo bà Lâm Việt Hòa: “Nghị định của Chính phủ rất đúng, rất hay về chủ trương, nhưng thực tế việc triển khai còn nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Công ty tôi từng gặp khó khăn về tài chính nên mong nhận được sự hỗ trợ ưu đãi về tín dụng đầu tư phát triển như trong Nghị định. Thế nhưng chúng tôi gặp khó khăn về thủ tục. Đây là một trở ngại lớn và tôi mong các ngành chức năng sớm có những biện pháp khắc phục những hạn chế”.
Bên cạnh những bắt cập từ những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nghiên cứu KH&CN, các quy định về pháp luật và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu còn mang tính chung chung như hỗ trợ về mặt sản xuất, tham gia mua sắm, hỗ trợ đào tạo… Chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo còn ở mức thấp. Các tổ chức hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn dàn trải, hoạt động riêng lẻ ở từng ngành/lĩnh vực; thiếu đơn vị dẫn dắt nên một số hoạt động hỗ trợ vẫn còn thiếu sự liên kết.
Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ
Bên cạnh những hiệu quả đạt được từ sự tự thân vận động của doanh nghiệp thì hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Các quy định về pháp luật và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu còn mang tính chung chung như hỗ trợ về mặt sản xuất, tham gia mua sắm, hỗ trợ đào tạo… Chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo còn ở mức thấp. Các tổ chức hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn dàn trải, hoạt động riêng lẻ ở từng ngành/lĩnh vực; thiếu đơn vị dẫn dắt nên một số hoạt động hỗ trợ vẫn còn thiếu sự liên kết.
Theo ông Phạm Hoàng Thắng, tuy được tạo điều kiện và hưởng các chính sách ưu đãi về thuê đất để mở rộng quy mô hoạt động, nhưng khi công ty khi công ty muốn thế chấp đất để vay vốn ngân hàng thì lại không được. “Dù Sở KH&CN đã làm cầu nối với các ngành liên quan để tìm cách giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức”, ông Thắng tâm tư.
Còn bà Lâm Việt Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Minh Hòa: cho rằng, Nghị định của Chính phủ rất đúng, rất hay về chủ trương, nhưng thực tế việc triển khai còn nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. “Công ty tôi từng gặp khó khăn về tài chính nên mong nhận được sự hỗ trợ ưu đãi về tín dụng đầu tư phát triển như trong Nghị định. Thế nhưng chúng tôi gặp khó khăn về thủ tục. Đây là một trở ngại lớn và tôi mong các ngành chức năng sớm có những biện pháp khắc phục những hạn chế”, bà Hòa nói.
Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, ông Phạm Hoàng Dũng, Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ và Chuyên ngành, Sở KH&CN TP Cần Thơ cho biết, Cần Thơ hiện có 6 doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong các lĩnh vực: nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí chế tạo máy, thực phẩm, sinh hóa. Tuy con số còn khiêm tốn, nhưng đó là kết quả ban đầu của nỗ lực từ nhiều phía, đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc thành lập hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động. Về tổ chức, Cần Thơ đang có 60 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KH&CN và 5.837 cán bộ, trong đó tiến sĩ được phong hàm giáo sư và phó giáo sư là 207 người. Trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo có 14 tổ chức trung gian, 3 tổ chức trung gian hỗ trợ về sở hữu trí tuệ và 6 doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật, công nghệ và Khoa học nông nghiệp.
Hiện nay, dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trên thế giới và cả trong nước, Cần Thơ đã thực hiện tốt các chủ trương của Chính phủ, chính sách của Nhà nước phát triển KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. TP Cần Thơ đã thực hiện các giải pháp phù hợp, kịp thời để hỗ trợ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tăng trưởng trong sản xuất, kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu đến 2030 là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL. Cần Thơ từng bước khẳng định là trung tâm của vùng về thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao và là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL
Với tác động tích cực từ việc triển khai các chương trình, dự án, cơ cấu kinh tế của thành phố đã có bước chuyển dịch tích cực. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2014-2020 đạt 12,14%. Năm 2020, giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt 32%. Cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị tại các tổ chức KH&CN công lập đã được nâng cấp và cải thiện đáng. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ đã mở rộng năng lực thử nghiệm, đo lường, nâng cao năng lực thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn phục vụ đa ngành (nông nghiệp, xây dựng, y tế, môi trường, điện)… Các phòng thí nghiệm, hiệu chuẩn của Trung tâm tiếp tục được Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm Việt Nam (Vilas) công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và được 7 Bộ, Ngành Trung ương chỉ định là phòng thí nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, phạm vi hoạt động từ tỉnh Cà Mau lên đến tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN cơ bản được đầu tư hoàn thiện và đóng vai trò đầu mối trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới triển khai vào sản xuất và đời sống, góp phần gia tăng hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực của thành phố. Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo công nghệ tại Vườn ươm nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm bột cá của Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao Nhật Việt, sản phẩm chả cá thát lát nhân trứng muối của Công ty TNHH Phạm Nghĩa, sản phẩm sữa gạo của Công ty Cổ phần Sữa gạo Calevy, sản phẩm bột yến sâm thảo dược của Công ty TNHH nuôi yến huyết Việt Nam, máy gieo hạt của Công ty TNHH Hoàng Thắng…
Phát huy vai trò của thành phố là Trung tâm Khoa học và Công nghệ của vùng ĐBSCL và thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 59 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Cần Thơ đã có những định hướng cụ thể để phát triển KH&CN. Hiện nay, TP Cần Thơ đang tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Cần Thơ; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Khu công nghệ thông tin tập trung và thành lập Sàn giao dịch công nghệ; Đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, Trung tâm Thông tin KH&CN.
Ngoài ra, khi Chính phủ ban hành chủ trương về phát triển doanh nghiệp KH&CN, Sở đã tích cực tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong thành phố thành lập và lập hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Hằng năm, Sở KH&CN phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tổ chức các lớp tập huấn về phát triển doanh nghiệp KH&CN và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. “Các doanh nghiệp KH&CN đều được hỗ trợ tối đa trong đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế, nhãn hiệu. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hay thủ tục hành chính, Sở KH&CN là cầu nối với các sở, ngành liên quan tìm cách tháo gỡ, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề”. “Bên cạnh đó, Sở KH&CN cũng đã trình soạn thảo, nêu các vấn đề bất cập trong thời gian các doanh nghiệp KH&CN trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi; đồng thời cũng đề xuất các giải pháp phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030”, ông Dũng cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian