Chiết xuất thành công hoạt chất kháng viêm từ cây tô mộc
Nghiên cứu công nghệ xác định nhanh hoá chất trong thực phẩm / Bắc Giang: Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ kinh phí kiểm định
Cây tô mộc được biết đến là một loại dược liệu quý. Theo dược học hiện đại, cây tô mộc có tác dụng kháng nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shiga flexneri, Shigella sonnei, Bacillus subtilis... Điểm đặc biệt là các yếu tố như nhiệt, dịch vị và dịch tuỵ tạng không làm ảnh hưởng đến khả năng kháng viêm của nó.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, với mục tiêu khai thác được những hoạt chất quý từ cây tô mộc, trong nhiều năm, TS Tô Đạo Cường (Viện nghiên cứu Nano, Trường Đại học Phenikaa) đã thử nghiệm nhiều loại dung môi với nhiệt độ và thời gian chiết khác nhau, nhằm tìm ra được phương pháp chiết các hoạt chất kháng viêm một cách tối ưu.
Ở Việt Nam, hiện tại người dân vẫn sử dụng cây tô mộc một cách đơn giản như sắc thuốc hoặc nấu nước uống hàng ngày. Ngay cả trong ngành dược phẩm, các kĩ thuật chiết polyphenol cho thấy hiệu suất chiết và hiệu quả kháng viêm thu được khá thấp. Do đó, việc tìm ra một phương pháp chiết chọn lọc các hoạt chất polyphenol với hiệu suất cao cho phép dễ dàng chiết polyphenol từ gỗ cây Tô mộc nhằm phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất dược phẩm để điều trị các bệnh viêm là bài toán mà TS Tô Đạo Cường thực sự băn khoăn.
Cây Tô mộc. (Ảnh internet)
Theo TS Tô Đạo Cường, với những kỹ thuật chiết thông thường, muốn thu được cao chiết có hoạt tính sinh học mạnh (ví dụ cao etyl axetat) thì chúng ta phải sử dụng đến dung môi độc hại, không kinh tế và phương pháp chiết như ngâm, hồi lưu, soxhlet, siêu tới hạn có nhược điểm là tiêu tốn năng lượng, thời gian chiết kéo dài, không chiết chọn lọc được các nhóm hoạt chất mong muốn và hiệu suất chiết thấp.
Lúc này, vấn đề hóc búa trước tiên mà TS Tô Đạo Cường và cộng sự phải giải quyết đó là vì sao hiệu suất chiết polyphenol lại thấp đến vậy. “Muốn thu được cao chiết có hoạt tính sinh học mạnh (ví dụ cao etyl axetat) thì chúng ta phải sử dụng đến dung môi độc hại, không kinh tế và phương pháp chiết như ngâm, hồi lưu, soxhlet, siêu tới hạn có nhược điểm là tiêu tốn năng lượng, thời gian chiết kéo dài, không chiết chọn lọc được các nhóm hoạt chất mong muốn và hiệu suất chiết thấp”, ông Cường đưa ra những nhược điểm
Trong quá trình tìm kiếm các loại dung môi và phương pháp chiết khác, nhóm nghiên cứu tình cờ biết đến tác dụng của các chất hoạt động bề mặt như Brij35, Triton X-114 và Tween 80. Các chất hoạt động bề mặt được chứng minh có hiệu suất chiết cao, hàm lượng tổng polyphenol cao và không làm mất hoạt tính sinh học của hoạt chất/nhóm hoạt chất thu được.
“Tween 80 không độc, thân thiện môi trường, kinh tế và ứng dụng nhiều trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm”, TS Cường phân tích.
Trong quá trình thử nghiệm với nhiều loại dung môi, nhóm nghiên cứu đồng thời phát hiện ra rằng hiệu suất chiết, hoạt tính sinh học và thành phần của hỗn hợp thu được từ gỗ cây tô mộc không chỉ phụ thuộc vào dung môi, mà còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những điều kiện chiết như thời gian, nhiệt độ. Cụ thể, một số hợp chất polyphenol sẽ bị biến tính nếu quá trình ngâm chiết kéo dài. Khi đó lượng polyphenol thu được sẽ giảm và tăng lượng các hợp chất không mong muốn khác.
Để loại bỏ tạp chất, nhóm ly tâm phần dịch chiết thu được để loại bỏ hoàn toàn phần cặn. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu thu được hỗn hợp hoạt chất có tác dụng kháng viêm dạng bột mịn bao gồm các thành phần kháng viêm chính chiếm từ 65 đến 70% trọng lượng hỗn hợp hoạt chất. Với những ưu điểm trên, quy trình sản xuất hỗn hợp hoạt chất có tác dụng kháng viêm từ gỗ cây tô mộc đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế số 1-0030863 công bố ngày 25/1/2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năng lượng tái tạo giúp hiện đại hóa lưới điện
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thế chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất