Đây là những smartphone chụp ảnh chân dung đẹp nhất hiện nay
Xe cũ mùa cuối năm: Nhiều loại "xe cỏ" tăng giá nhẹ / Người Việt ngày càng ưu chuộng ô tô Hyundai
Mới đây, trang tin công nghệ GSM Arena đã tiến hành thử nghiệm chụp chân dung trên hàng loạt các “đối thủ” nặng ký của ngành công nghiệp smartphone - iPhone XS Max, Galaxy Note 9, Huawei Mate 20 Pro, LG V40 ThinQ, OnePlus 6T, Galaxy S9 và Google Pixel 3 để tìm ra chiếc điện thoại chụp ảnh chân dung tốt nhất.
Các mẫu smartphone cao cấp đều hỗ trợ chụp ảnh chân dung.
Chiếc smartphone nào chụp ảnh chân dung đẹp nhất?
• IPhone XS Max là thế hệ mới nhất trong dòng sản phẩm khiến người dùng muốn chụp ảnh chế độ chân dung. Đầu tiên, ống kính tele - tương đương 52mm sẽ chụp chân dung, sau đó camera chính sẽ cung cấp thông tin chuyên sâu.
• Galaxy Note 9 của Samsung cũng sử dụng cùng một công thức như Apple và rất nhiều phần cứng tương tự để chụp ảnh chân dung. Camera phụ có tiêu cự 52mm chụp ảnh trong khi camera góc rộng tập hợp dữ liệu độ sâu.
• Huawei Mate 20 Pro hỗ trợ chụp ảnh chuyên sâu hơn. Điện thoại cũng có một camera tele, tiêu cự tương đương 81mm. Tuy nhiên, khi chụp chân dung, nó không sử dụng camera đó mà ảnh chân dung được chụp sẽ ở cài đặt '3x', mang lại độ sắc nét cao ở nhiều góc nhìn và khoảng cách chụp.
• LG V40 ThinQ có ba camera, sử dụng camera góc rộng tiêu chuẩn để chụp chân dung, bỏ qua camera tele. Ưu điểm của việc này là bạn sẽ có được những bức ảnh đẹp hơn trong điều kiện chụp có ánh sáng yếu. Tất nhiên, ảnh chụp chân dung góc rộng không đẹp bằng những bức ảnh được chụp bằng ống kính tele.
• OnePlus 6T không có mô-đun tele nhưng nó có hai camera. Nó sử dụng camera16MP chính để chụp ảnh và camera phụ 20MP để thu thập dữ liệu độ sâu.
• Galaxy S9 chỉ có một camera với ống kính tiêu cự 26mm và dựa vào cảm biến pixel kép để nhận diện đối tượng chụp - đó là lý do tại sao bạn phải mất thêm một giây để chụp chân dung ở chế độ lấy nét chọn lọc của Galaxy S9. Tuy nhiên, nó có một hạn chế - đối tượng chụp cần ở trong phạm vi 50 cm.
• Google Pixel 3 chỉ có camera sau đơn. Mặc dù vậy, những bức ảnh chân dung của nó thực sự được phóng to từ tiêu cự 27mm thông thường mà ống kính cung cấp. Google dựa vào machine learning để xác định tiền cảnh và nền và sau đó bổ sung dữ liệu độ sâu từ cảm biến pixel kép để cung cấp mức độ mờ khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách tương đối.
Kể từ cuối năm 2016, Apple đã biến chế độ Chân dung thành công nghệ chủ đạo cho camera sau kép trên iPhone 7 Plus. Phương pháp của Apple là dựa trên ống kính tele, chụp chân dung bằng ống kính tiêu cự dài và sử dụng ống kính góc rộng để phát hiện độ sâu.
Chế độ chụp chân dung đã trở nên phổ biến ở phân khúc tầm trung.
Trong khi đó, các điện thoại giá cả phải chăng hơn đã dựa vào một camera chính để chụp ảnh và một camera khác có độ phân giải thấp hơn chỉ để phát hiện độ sâu. Điều này đã cho phép các nhà sản xuất cung cấp chế độ chân dung đẹp nhưng lại có chi phí thấp hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo