Đề xuất đầu tư ngân sách không hoàn lại cho doanh nghiệp khoa học công nghệ phục vụ cộng đồng
Sao Thái Dương vinh dự nhận Bằng khen của Hội Đông y Việt Nam / Sao Thái Dương trao tặng Format chương trình “Tủ sách lớp học” tới Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam
Hội thảo “Giải pháp tạo động lực sáng chế và phát triển doanh nghiệp (KHCN)” được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2022 (Techfest 2022).
Chia sẻ về giải pháp và thành tựu tại Sao Thái Dương trong chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN), bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sao Thái Dương nhấn mạnh 3 giải pháp chính tạo nên thành công của Sao Thái Dương nói riêng và doanh nghiệp KHCN nói chung.
Cụ thể là các giải pháp kết nối thân thiện; tăng cường số lượng và chất lượng hoạt động của các tổ chức trung gian kết nối và giải pháp chính sách.
Theo đó, cần xây dựng không gian thân thiện, giản dị để các doanh nghiệp có thể dễ dàng đặt hàng các nhà khoa học. Ví dụ như tham gia mô hình “Cà phê công nghệ” tại 24 Lý Thường Kiệt của cộng đồng KHCN, mô hình mới thử nghiệm 2 tháng nhưng Công ty CP Sao Thái Dương đã có được 4 hợp tác và 2 đơn đặt hàng từ doanh nghiệp.
Các câu lạc bộ doanh nghiệp KHCN tại các tỉnh,thành phố như Thanh Hoá, TP Hồ Chí Minh cũng đang phát huy được hiệu quả.
Việc tăng cường số lượng và chất lượng hoạt động của các tổ chức trung gian kết nối như Trung tâm thông tin KHCN, Trung tâm Khoa học Ứng dụng, Công nghệ và Khởi nghiệp (COSTAS) cũng giúp sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà khoa học, trường đại học tốt hơn.
Đặc biệt, đối với giải pháp chính sách, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sao Thái Dương đã đưa ra các đề xuất với mong muốn cộng đồng doanh nghiệp KHCN sẽ được tạo thêm chính sách hỗ trợ thiết thực hơn để phát triển.
Đó là thúc đẩy tăng cường việc chuyển giao các kết quả hình thành từ các dự án KHCN từ các đơn vị nghiên cứu đến ứng dụng; sửa đổi chính sách về thực hiện dự án KHCN đặc biệt sử dụng ngân sách Nhà nước.
“Tôi đề xuất Chính phủ đầu tư ngân sách không hoàn lại cho doanh nghiệp KHCN tạo sản phẩm phục vụ cộng đồng. Xác nhận nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp, bao gồm tiền thực tế doanh nghiệp đã đầu tư cho dự án trước trong và sau khi ký hợp đồng. Cùng với đó là xây dựng quy định đặc thù trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh để kịp thời nhanh nhất có thể ứng dụng”, bà Liên nói.
Theo bà Liên, hiện doanh nghiệp KHCN đang gặp nhiều vướng mắc về việc định giá và chuyển giao công nghệ. Doanh nghiệp không định giá, chuyển giao được hoặc chậm định giá và không muốn nhận chuyển giao cũng như sợ trách nhiệm.
Hiện tại phần vốn doanh nghiệp đã đầu tư vào dự án trước khi ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ không được ghi nhận là vốn đối ứng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong các trường hợp đặc biệt, các quy định thường quy không phù hợp để thực hiện và đáp ứng tiến độ cấp bách.
Nếu giải quyết được các vướng mắc trên, sẽ thu hút doanh nghiệp và nhà khoa học tham gia định giá, chuyển giao công nghệ mà không sợ vi phạm; thị trường có thêm sản phẩm KHCN quốc gia và Nhà nước thu được thuế.
Các ngân hàng trong nước và quốc tế khi cho vay tín dụng sẽ xác định khoản tiền chi trước khi ký hợp đồng vay của doanh nghiệp là vốn đối ứng của doanh nghiệp.
Đồng thời, khi có chính sách đặc thù để đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt của xã hội, sản phẩm KHCN phục vụ cộng đồng sẽ phát huy tác dụng, thúc đẩy xã hội phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo