Khoa học - Công nghệ

Giải mã hiện tượng nước biển xanh bỗng chốc 'đỏ như máu'

Trong những năm gần đây, vùng biển của nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng “nước biển đỏ như máu”. Hiện tượng này có gì bí ẩn.

Ảnh chi tiết Nokia 5.4, giá hơn 5 triệu / 'Lời cảnh báo' cho Trái Đất từ hàng loạt hành tinh khác gần lỗ đen quái vật

Theo khoa học, đây là kết quả của sự sinh sôi nhanh chóng và "nở hoa" của tảo đỏ."Thủy triều đỏ" là cực kỳ nguy hiểm đối với các loài vi khuẩn khác, cũng như đối với các loài cá và chim, bởi vì thành phần độc tố chính trong thủy triều đỏ là brevetoxin (có khả năng gây tê liệt hệ thần kinh rất mạnh) và các độc tố khác.

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hiện tượng này xuất hiện khi sinh vật phù du thiếu những nguyên tố vi lượng nhất định — do đó phiêu sinh vật buộc phải nhả ra một loại "vũ khí hóa học" để tiêu diệt hàng loạt các đối thủ cạnh tranh.Đây được coi là phương pháp khác nhau giúp chúng sống sót ngay cả trong những điều kiện bất lợi nhất.

Hồ nước Urmia ở Iran chuyển màu kỳ lạ do hiện tượng tự nhiên có tên là thủy triều đỏ. Ảnh Fars News Agency.

Trong một cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã tạo điều kiện khi tảo Prorocentrum minimum không nhận được thức ăn chính của nó — các hợp chất nitơ vô cơ rơi vào nước biển cùng với phân khoáng. Nhưng, tảo đỏ vẫn sống sót mà chỉ chuyển sang sử dụng urê và các nguồn nitơ hữu cơ khác — dấu vết sự phân giải urê của các động vật và sự phân giải các mô và tế bào của chúng. Các nhà sinh vật học nhận xét, những chất như vậy thường là độc hại đối với sinh vật phù du, nhưng, các tế bào Prorocentrum minimum biết cách sử dụng chất này để thay thế nitrat và các nguồn nitơ vô cơ khác.

Sự kết hợp của những yếu tố này đã giải thích tại sao thủy triều đỏ xảy ra thường xuyên và rộng khắp vùng biển Baltic. Khả năng thích ứng với nồng độ thấp hay cao của muối trong nước và khả năng sử dụng bất cứ thứ gì làm nguồn thức ăn đã giúp Prorocentrum minimum xâm chiếm các hệ sinh thái ven biển vốn không ổn định ở vùng Biển Baltic, nơi mức độ mặn và nguồn dinh dưỡng thường xuyên thay đổi.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm