Gỡ nút thắt trong triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia
Trung Quốc phát triển thành công chip thị giác nhanh nhất thế giới / Motorola Solutions mở trung tâm nghiên cứu phần mềm mới tại Việt Nam
Tại hội thảo “Một số giải pháp thúc đẩy triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia” ngày 6/6 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, thời gian qua, Bộ KH&CN tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách theo hướng tháo gỡ các nút thắt, rào cản, tạo thuận lợi tốt nhất cho phát triển KH&CN.
Đồng thời đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường thu hút và trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN.
Ông Đào Ngọc Chiến - Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước (VPCTTĐ) cho biết, thời gian qua, Bộ KH&CN nhận được hàng nghìn đề xuất, qua sàng lọc có 298 nhiệm vụ được Bộ KH&CN đặt hàng các nhà khoa học thực hiện.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia vẫn còn một số khó khăn. Theo đó, để giải quyết những vấn đề này, cần hình thành Tổ hợp nhiệm vụ giải quyết triệt để các vấn đề của xã hội đặt ra. Cần có những hội thảo liên ngành giữa các Ban Chủ nhiệm (BCN) để giải quyết các vấn đề liên ngành. Cần nghiên cứu đề xuất loại hình đề tài tiềm năng trong các chương trình cho các nhà khoa học trẻ tham gia.
Theo ông Nguyễn Nam Hải - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, có 5 vấn đề bất cập lớn trong quy định xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước.
Đó là kết quả nhiệm vụ KH&CN quá đa dạng; xử lý chồng lấn giữa tài sản trang bị đầu vào và tài sản kết quả đầu ra; phương pháp định giá tài sản phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro; quy trình xử lý không phù hợp với nhiều hình thức tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN có tính chất đặc thù; quy định về việc các tài sản được giao phải được ứng dụng, thương mại hóa còn nhiều bất cập.
Từ những khó khăn, bất cập trên, ông Hải đề xuất, đối với nhiệm vụ KH&CN mà ngân sách Nhà nước hỗ trợ, phần tài sản trang bị từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách thì tài sản thuộc về tổ chức chi trả, không phải xử lý. Tài sản hình thành thuộc trường hợp giao không bồi hoàn thì xử lý theo thuyết minh và hợp đồng, không phải xử ý theo quy định của Nghị định số 70 về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước.
Tài sản trang bị là vật tiêu hao không phải xử lý theo Nghị định 70. Vật tiêu hao không sử dụng hết thuộc về tổ chức chủ trì. Tài sản trang bị là yếu tố đầu vào để cấu thành hoặc hợp thành tài sản kết quả nhiệm vụ KH&CN thì không phải xử lý, giá trị tính vào giá trị kết quả xử lý đầu ra.
Tài sản trang bị thực hiện khoán chi thì tổ chức chủ trì quản lý, sử dụng theo quy định, không phải xử lý theo quy định của Nghị định 70. Nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có sự tham gia của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất và công trình gắn liền với đất thì tài sản kết quả gắn với đất thuộc về tổ chức, cá nhân đó, không phải xử lý theo nghị định này.
Đối với NSNN hỗ trợ thì giá trị tài sản kết quả NVKHCN thuộc về Nhà nước được tính theo tỉ lệ % hỗ trợ từ NSNN
Đối với NVKHCN có từ 2 tài sản là kết quả phải xác định giá trị thì giá trị của từng tài sản được xác định bằng chi phí trực tiếp hình thành tài sản trong dự toán cộng với chi phí chung được phân bổ theo tỉ lệ cho từng tài sản.
Kết luận phiên thảo luận, Thứ trưởng Trần Hồng Thái khẳng định, Bộ KH&CN sẽ đẩy nhanh triển khai các đề tài; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan để triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia hiệu quả...
End of content
Không có tin nào tiếp theo