Hoang mạc khô nhất thế giới nắm giữ bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa
Con người từng ngủ đông để tránh thời tiết khắc nghiệt? / Khám phá công nghệ chiếu sáng BladeScan của Lexus
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Bang Washington (WSU) ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu sự tồn tại của các loài sinh vật tại hoang mạc Atacama ở Nam Mỹ, nơi mà hàng thập kỷ qua không hề có một giọt mưa nào.
Atacama được mệnh danh là “sa mạc cổ và khô hạn nhất hành tinh”. Ảnh: Explora
Nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ ở phía nam Peru, Atacama được mệnh danh là “sa mạc cổ và khô hạn nhất hành tinh”. Bằng chứng cho thấy từ năm 1570 đến 1971, hoang mạc Atacama không có lượng mưa đáng kể nào. Atacama cũng được ghi vào Kỷ lục Thế giới về độ khô cằn của mình. Nơi đây khắc nghiệt đến mức xương rồng không thể mọc lên được và các miếng thịt cũng có thể được giữ nguyên mãi mãi do sự mục rữa không thể xảy ra đối với bất cứ một thứ gì ở hoang mạc không có hơi nước này. Vì thế, việc phát hiện ra một loại vi khuẩn vẫn có thể tồn tại ở đây rất đáng kinh ngạc. Loại vi khuẩn đặc biệt này có thể ngủ đông trong nhiều thập kỷ khi môi trường sống không có nước và sau đó hoạt động trở lại khi trời có mưa.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu tiến hành lấy mẫu đất từ các độ sâu khác nhau và sau đó thực hiện phân tích gen để xác định các cộng đồng vi sinh vật. Họ phát hiện ra một số loài vi khuẩn sống bản địa đã thích ứng để sống trong môi trường khắc nghiệt ở đây. Các nhà nghiên cứu quay trở lại Atacama vào năm 2016 và 2017 để theo dõi việc lấy mẫu ban đầu của họ và nhận thấy rằng những cộng đồng vi khuẩn trong đất đang dần dần chuyển sang trạng thái không hoạt động khi hơi nước biến mất.
Có nhiều bằng chứng cho thấy, hàng tỷ năm trước đây, Sao Hỏa cũng có những đại dương và sông ngòi. Rất có thể sự sống đã hình thành ở đây trong thời gian này. Sau đó, hành tinh trở nên khô hơn và lạnh đi, các sinh vật có thể đã tiến hóa theo cách tương tự như cộng đồng vi khuẩn ở Atacama và hiện đang ngủ đông dưới nhiều tầng đất đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo