Khi nào Mặt Trời sẽ ‘đun sôi’ đại dương?
Những khám phá khoa học được trẻ em tìm ra trước cả nhà khoa học / Chi tiết xe đua Ducati Panigale V4 SP, siêu phẩm dành cho tay đua nghiệp dư
Ngày tận thế có thể sẽ sớm hơn
Infonet dẫn nguồn từ trang Business Insider (Mỹ), nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Jillian Scudder, Đại học Sussex, đã nghiên cứu về những điều sẽ xảy ra với Trái Đất khi Mặt Trời dần dần cũng biến mất. Điều ngạc nhiên là ngày tận thế có thể đến sớm hơn những gì chúng ta vẫn tưởng trước đó.
Mặt trời duy trì bằng cách đốt cháy các nguyên tử hydro thành các nguyên tử heli bên trong lõi của nó. Trong thực tế, mỗi giây trôi qua, Mặt Trời đốt cháy khoảng 600 triệu tấn hydro.
Và khi lõi bên trong Mặt Trời bão hòa khí heli, nó co lại gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, khiến cho Mặt Trời tỏa ra nhiều năng lượng hơn gấp nhiều lần. Hiện tại, mỗi tỷ năm trôi qua Mặt trời sáng hơn khoảng 10%.
Theo nhiều nhà khoa học, dự đoán về những gì sẽ xảy ra với Trái Đất khi Mặt trời sáng hơn trong 1 tỷ năm nữa không chính xác hoàn toàn nhưng chắc chắn nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng cao bởi sức nóng của Mặt Trời.
Khi đó, đại dương bốc hơi và bầu khí quyển sẽ đầy hơi nước, một loại khí nhà kính tác động lớn không kém CO2. Cuối cùng, đại dương sẽ khô hạn và hơi nước sẽ thoát ra không gian. Trong vòng vài tỉ năm nữa, Trái Đất sẽ là một quả cầu nóng, khô hạn và không thể ở được nữa.
Thậm chí trước khi cạn kiệt khí hydro, ánh sáng năng lượng cao từ Mặt trời cũng sẽ bắn phá bầu khí quyển của chúng ta. Không dừng lại ở đó, khoảng 3,5 tỷ năm mặt trời sẽ tăng năng lượng nóng hơn gần 40%. Điều này sẽ "đun sôi" đại dương, làm tan băng, độ ẩm không khí cũng bốc hơi. Hành tinh của chúng ra sẽ trở nên khô cằn như sao Kim hiện tại.
Liên quan tới sự tàn lụi của Mặt Trời, VnExpress mới đây cũng đưa tin, theo một nghiên cứu vào năm 2008 của hai nhà thiên văn Klaus-Peter Schröder và Robert Connon Smith ước tính khi trở thành sao lửa đỏ khổng lồ, bề mặt Mặt Trời sẽ mở rộng ra khoảng 170 triệu km, nuốt chửng sao Thủy, sao Kim và Trái Đất. Quá trình trở thành sao khổng lồ của Mặt Trời sẽ kéo dài khoảng 5 triệu năm.
Do đó vùng có thể tồn tại sự sống quanh Mặt Trời, tức là khoảng cách thích hợp cho các hành tinh tồn tại nước lỏng trên bề mặt cũng sẽ được mở rộng.
Vùng này hiện nằm ở khoảng cách giữa 0,95 và 1,37 lần bán kính quỹ đạo Trái Đất (hay còn gọi là đơn vị thiên văn AU). Khi Mặt Trời trở thành sao đỏ khổng lồ, sao Hỏa sẽ ở trong vùng có sự sống tại một thời điểm nhất định.
Tuy nhiên, sao Hỏa cũng chỉ nằm trong vùng có sự sống một thời gian. Tới khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ, vùng có sự sống sẽ nằm trong khoảng 49–70 đơn vị thiên văn AU.
Còn sao Hải Vương với quỹ đạo hiện nay có thể sẽ trở nên quá nóng, không thể sống được. Nơi thích hợp có thể là Pluto hoặc các hành tinh lùn, sao chổi và các tiểu hành tinh nhiều băng trong vành đai Kuiper.
Một hiệu ứng được Schröder và Smith lưu ý là các ngôi sao như Mặt Trời mất dần khối lượng theo thời gian, chủ yếu thông qua phát tán gió Mặt Trời. Do đó, quỹ đạo các hành tinh sẽ dần dần mở rộng. Quỹ đạo Trái Đất sẽ mở rộng không đủ nhanh để tránh khỏi diệt vong nhưng sao Hải Vương có thể sẽ trở thành ngôi nhà mới cho loài người.
Sau khi trở thành sao khổng lồ, Mặt Trời sẽ phải trải qua quá trình sụp đổ lần hai và lại gây ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trong khoảng hai tỷ năm, Mặt Trời sẽ tổng hợp carbon và oxy từ heli, nhưng quá trình tổng hợp này không giải phóng nhiều năng lượng như trước. Tới khi hết heli, không còn gì có thể ngăn cản quá trình co lại của Mặt Trời nữa. Lõi của nó sẽ thu lại thành một sao lùn trắng. Liên kết giữa phần lõi và phần vỏ ngoài sẽ rất yếu, phần vỏ sẽ trở thành đám mây hành tinh.
Do sao lùn trắng được nung nóng nhờ quá trình nén khí hơn là phản ứng nhiệt hạch, nhiệt độ của nó sẽ rất cao, với nhiệt độ bề mặt có thể đạt tới 28.000 độ C và nó sẽ thắp sáng vùng khí tinh vân.
Tuy nhiên, thời gian cho tới khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ còn rất dài. Con người mới chỉ sống trong 40 phần nghìn của tổng quãng thời gian đó. Nếu tính tuổi của Trái Đất là 24 giờ thì con người mới chỉ hiện diện trong tối đa là một giây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian