Kỳ lạ dải ánh sáng màu xanh phát sáng giữa vùng biển hàng trăm năm
Top 10 xe SUV đáng mua nhất năm 2020: Vinh danh Kia Seltos / Honda City Hatchback 2021 ra mắt với động cơ tăng áp, giá gần 460 triệu đồng
Phải khẳng định một điều rằng, nước biển hoàn toàn trong suốt, không có màu. Màu nước biển mà ta nhìn thấy thực chất ra chỉ là sự phản chiếu ánh sáng do Mặt trời tạo thành mà thôi. Tuy nhiên lý do gì khiến dải ánh dài sáng đục, màu xanh, phát sáng ở giữa vùng biển bao la. Đến thời điểm hiện tại đây vẫn là bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm câu trả lời.
Theo đó, hàng trăm năm qua, giới thủy thủ truyền tai nhau về một hiện tượng kỳ bí xảy ra ngoài đại dương đó là, vào ban đêm, khi đang chèo thuyền/lái tàu, thủy thủ nhìn thấy dải ánh sáng đục, màu xanh, phát sáng ở giữa vùng biển bao la, thứ ánh sáng này được ví như "ma trơi" trên biển.
Nhiều người cho rằng, thủy thủ vì đói, mệt đã hoa mắt nhìn lầm. Tuy nhiên, câu trả lời đó đã bị bác bỏ. Nhiều thế kỷ qua đi, đến thời hiện đại, giới đi biển vẫn đồn đoán về dải sáng khổng lồ, kỳ lạ chỉ xuất hiện vào ban đêm trên biển.
Để tìm hiểu thực hư thông tin này, giới khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu. Cụ thể, năm 2005, một nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Steven Miller thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân ở Monterey, California (Mỹ) dẫn đầu, quyết định tìm hiểu thực hư về dải sáng kỳ lạ trên biển.
Hình ảnh ghi lại được từ các vệ tinh cho thấy, trên vùng biển Tây Bắc Ấn Độ Dương xuất hiện dải ánh sáng khổng lồ, có kích thước tương đương tiểu bang Connecticut của Mỹ (diện tích 14.357 km²), trên vùng biển đêm vào đúng thời điểm mà S.S. Lima ghi lại.
Với kết quả này, các nhà khoa học khẳng định những câu chuyện mà giới thủy thủ truyền tai nhau về dải sáng khổng lồ trên biển là có thật, và lý do khiến nước biển như vậy là do trong nước có sự hiện diện của loại vi khuẩn phát quang sinh học, có tên khoa học là Vibrio harveyi.
Đồng quan điểm này, chuyên gia hải dương học Hastings, thuộc Đại học Havard (Mỹ) cho hay, loài sinh vật phù du gây ra hiện tượng trên được cho là loài tảo biển.
Loài tảo biển này ban ngày phát ra ánh sáng màu đỏ và cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ khi chúng nở hoa rầm rộ với số lượng lớn. Ban đêm, chúng lại phát ra ánh sáng neon màu xanh, chuyển động trong nước biển và gây ra hiện tượng nêu trên. Đồng thời, do số lượng cá thể đông, một số bị trôi dạt vào bờ nên tạo thành một bãi cát màu xanh phát sáng tuyệt đẹp trong đêm.
Điểm khó hiểu của giới khoa học là bản thân một vi khuẩn phát quang có ánh sáng rất mờ nhạt, và để tạo được dải ánh sáng khổng lồ như thế, phải cần đến hàng tỷ con vi khuẩn tập trung lại với nhau. Việc vi khuẩn tập trung lại với mật độ dày bất thường như vậy, khoa học vẫn chưa giải thích được rõ ràng.
Tiến sĩ Miller nhận định, với hệ thống vệ tinh hiện đại hơn rất nhiều thời nay, ông hy vọng, những vùng biển phát quang sẽ được vệ tinh ghi lại nhiều hơn nữa, nhằm tạo cơ hội cho các nhà sinh vật có được câu trả lời dứt khoát hơn đằng sau cảnh tượng kỳ lạ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ra mắt ứng dụng 'Sáng kiến Hưng Gia', kết nối các thế hệ và phát triển văn hoá gia tộc Việt
Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp ngoại: Đòn bẩy bứt phá ngành bán dẫn
Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo