Lamborghini Aventador độc nhất Việt Nam đổi màu 7 sắc cầu vồng
10 siêu xe đắt nhất thế giới / Chiêm ngưỡng những siêu xe "đắt đỏ" nhất trên thế giới, có tiền chưa chắc đã mua được
Khác với nhiều siêu xe tại Việt Nam chỉ được chủ nhân trang trí những lớp decal chrome màu đơn giản như bạc, vàng, xanh dương,... chiếc Lamborghini Aventador Liberty Walk độc nhất Việt Nam được chủ nhân lựa chọn lớp decal chrome tán sắc vô cùng lạ mắt và được điểm xuyết những dải màu đỏ ở một số chi tiết như hốc gió bên sườn, cửa xe, cản trước,...
Với lớp decal này, nó có thể tạo ra những mảng màu cầu vồng khi được ánh sáng chiếu vào, hay còn gói là tán sắc. Đây cũng là chiếc siêu xe đầu tiên tại Việt Nam được trang trí lớp decal theo phong cách này.
Bên cạnh đó, "siêu bò" vẫn được trang bị gói độ widebody của Liberty Walk.Đây là một trong 50 bộ body kit phiên bản giới hạn cho Lamborghini Aventador của Liberty Walk, trong đó, 30 bộ dành cho thị trường Nhật Bản và 20 bộ dành cho những người đam mê xe trên toàn thế giới.Hiện nay, tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia thứ hai, sau Thái Lan, có sự xuất hiện của siêu phẩm hàng độc này.
Chiếc xe tại Việt Nam sở hữu bộ bodykit có số thứ tự là 2 trên tổng 50 chiếc và có giá lên tới 3 tỷ đồng, tức tương đương một chiếc Ford Mustang Ecoboost mới.
Động cơ V12 dung tích 6,5 lít của xe vẫn được giữ ở mức 700 mã lực và 690 Nm như nguyên bản. Sức mạnh và hộp số bán tự động ISR 7 cấp cũng đã đủ để khiến chiếc Lamborghini Aventador tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 2,9 giây và đạt tốc độ tối đa là 350 km/h.
Chiếc xe với diện mạo trước đó:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google
Vì sao kim loại chiến lược Antimon có thể thay đổi cục diện địa chính trị thế giới?
Tìm kiếm tài năng, thúc đẩy sáng tạo từ doanh nghiệp khởi nghiệp
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa
Công nghệ tác động thế nào đến ngành logistics?
Biến rong biển thành nhiên liệu xe hơi, hóa giải nguy cơ khủng hoảng môi trường