Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học ghi nhận được hiện tượng núi lửa 'tái sinh'
Lý do hài hước khiến loài này "biến hình" thành siêu quái vật / Chúng ta đang sống ở thời đại cuối cùng của loài người
Theo Newsweek, núi lửa Bezymianny trên bán đảo Kamchatka của Nga được các nhà khoa học Xô Viết chụp ảnh sau khi xảy ra một vụ sụp đổ ở sườn núi phía đông vào những năm 1950.
Việc phân tích dữ liệu vệ tinh gần đây đã cho phép nhóm nghiên cứu đến từ Nga, Đức và Italy quan sát xem núi lửa Bezymianny thay đổi ra sao trong hơn 7 thập kỷ qua. Theo đó, những hình ảnh mới nhất đã cho thấy sự tái sinh của núi lửa Bezymianny Nga sau khi nó sụp đổ hoàn toàn vào năm 1959.
Núi lửi Bezymianny
Về cơ bản, núi lửa thường sụp đổ theo thời gian. Những vụ sụp đổ như vậy thường gây ra hậu quả tàn khốc cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên, sau khi sụp đổ, các ngọn núi có thể tái sinh, lớn lên tại chính 'hài cốt' của chúng.
'Các hoạt động địa chất diễn ra liên tục sau khi núi lửa sụp đổ có thể dẫn tới sự trồi lên của một cấu trúc mới', nhóm nghiên cứu cho biết.
'Tuy nhiên, thông tin chi tiết về sự tái sinh của cấu trúc như vậy vẫn chưa được ghi chép lại. Ở đây, chúng tôi đã phân tích dữ liệu quan trắc núi lửa Bezymianny trong 7 thập kỷ để thấy được sự phát triển của nó sau khi sụp đổ năm 1956. '
Theo đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy quá trình tái sinh của núi lửa Bezymianny bắt đầu ở 2 vòm dung nhan, vốn đến từ hai mạch phun dung nham nằm cách nhau 400m. Sau 2 thập kỷ, những mạch phun này bắt đầu xích lại gần nhau hơn, với khoảng cách chỉ còn 198 m. Sau 50 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện hoạt động núi lửa tập trung bên trong một mạch phun. Điều này cho thấy, núi lửa Bezymianny đang phát triển thành núi lửa hình nón với miệng hố ở đỉnh.
Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, núi lửa Bezymianny sẽ hoàn tất quá trình 'tái sinh' trong vòng 15 năm nữa. Hiện tại, thể tích của núi đang tăng thêm khoảng 26.400 m3 mỗi ngày, tương đương khoảng 1.000 xe tải lớn đổ đất liên tục trong 24 giờ.
Đầu năm nay, một nhóm khoa học đã cảnh báo một trong những ngọn núi lửa lớn nhất tại Nam Mỹ - núi lửa Tungurahua ở Ecuador, còn được gọi là Người khổng lồ đen - đang có dấu hiệu sụp đổ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một vụ sụp đổ như vậy sẽ có khả năng gây ra thiệt hại đáng kể cho khu vực xung quanh núi. Việc tìm hiểu quá trình núi lửa mọc lại sau khi sụp đổ có ý nghĩa quan trọng giúp dự đoán thời điểm xảy ra lần sụp đổ tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo