Lộ diện "tam giác quỷ" trong không gian
5 lầm tưởng phổ biến nhất về vũ trụ / Ảnh thu gọn cực hiếm về toàn cảnh vũ trụ
Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) nằm ở độ cao khoảng 200km phía trên bề mặt Trái Đất. Ảnh: NASA |
Các nhà nghiên cứu châu Âu đã công bố những chi tiết chưa từng được biết đến về khu vực bức xạ kỳ lạ tọa lạc phía trên bờ biển Brazil vài trăm kilômét. Với tên gọi Vùng dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA), đây là điểm các vành đai bức xạ Van Allen (những vành đai hạt tích điện bao quanh Trái Đất) tiến gần nhất đến bề mặt hành tinh của chúng ta.
Khi các vành đai Van Allen được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1950, giới khoa học từng nghi ngờ vùng SAA có thể tạo ra rủi ro nào đó.
Các phi hành gia trên tàu con thoi từng lên tiếng phàn nàn rằng, máy tính xách tay của họ đôi khi rơi vỡ tan tành khi tàu di chuyển qua vùng bất thường. Bản thân các nhà du hành vũ trụ cũng chịu ảnh hưởng của vùng SAA. Tác động được coi là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng "nổ đom đóm mắt" khi đi vào vùng bức xạ này.
Việc di chuyển qua vùng SAA còn bị đổ lỗi là căn nguyên dẫn đến những trục trặc ban đầu của các vệ tinh thuộc hệ thống Globalstar.
Một số tàu vũ trụ, chẳng hạn như Kính viễn vọng không gian Hubble, thậm chí được lập trình tắt các thiết bị phức tạp của chúng khi bay xuyên qua vùng SAA để tránh tổn hại. Trạm không gian quốc tế (ISS) cũng được trang bị thêm khiến chăn bức xạ nhằm đối phó với vấn đề này.
Chuyên gia Riccardo Campana đến từ Viện Vật lý học thiên thể tại Bologna, Italia và các cộng sự đã phân tích dữ liệu bức xạ do một vệ tinh giám sát bằng X-quang, có tên gọi BeppoSAX thu được trong thời gian hoạt động từ năm 1996 - 2003. Họ khám phá ra rằng, mức bức xạ trong lớp thấp hơn của SAA ít hơn nhiều so với trong các lớp cao hơn. Thêm vào đó, vùng bất thường hiện đang di chuyển chầm chậm về phía tây.
"Hầu hết các mô hình bức xạ được sử dụng trong việc lập kế hoạch cho những sứ mệnh thám hiểm không gian đều dựa trên kết quả ngoại suy từ các quan sát về độ cao vào độ nghiêng. Các quỹ đạo quanh Trái Đất ít nghiêng và có độ cao thấp so với mặt đất (LEO) ngày càng trở nên quan trọng đối với các vệ tinh thiên văn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo