Mỗi câu trả lời của ChatGPT tiêu tốn bao nhiêu điện năng?
Điều gì xảy ra khi mặt trăng 'quay ngược' hàng tỷ năm trước? / Đột phá y học: Vaccine Chlamydia và triển vọng giảm tỉ lệ vô sinh ở phụ nữ
Theo trang New Yorker, trí tuệ nhân tạo ChatGPT tiêu thụ hơn nửa triệu kWh điện mỗi ngày để xử lý 200 triệu yêu cầu, tương đương 2,5 W cho mỗi câu trả lời. Lượng điện này gấp 17.241 lần so với mức tiêu thụ trung bình của một hộ gia đình Mỹ (29 kWh/ngày).
Nghiên cứu của Alex de Vries, nhà khoa học dữ liệu thuộc Ngân hàng Quốc gia Hà Lan, dự đoán rằng đến năm 2027, các thiết bị trí tuệ nhân tạo AI mới có thể tiêu thụ lượng điện tương đương với một quốc gia như Hà Lan, Thụy Điển hay Argentina. Nếu Google tích hợp Generative AI vào mọi lệnh tìm kiếm, con số này có thể lên đến 29 tỷ kWh mỗi năm, vượt qua tổng tiêu thụ điện của Kenya, Guatemala và Croatia.
Hiện nay, việc thiếu minh bạch trong việc công bố dữ liệu sử dụng năng lượng từ các mô hình trí tuệ nhân tạo AI lớn và các công ty công nghệ khiến việc ước tính tổng lượng điện tiêu thụ của ngành AI trở nên khó khăn.
Tuy nhiên, theo ước tính của Alex de Vries, toàn bộ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo AI có thể sẽ tiêu thụ từ 85 tới 134 TWh mỗi năm vào năm 2027, chiếm tới một nửa lượng điện tiêu thụ toàn cầu vào thời điểm đó.
Điều này cho thấy rằng ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo AI, nếu không có kế hoạch và giải pháp cụ thể, có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến an ninh năng lượng và tác động tiêu cực đến môi trường.
Chat GPT (chatbot) được mệnh danh là trí tuệ nhân tạo (AI) thông minh nhất thế giới. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. Khi Chat GPT ra mắt, người sử dụng muốn tra cứu đã bắt đầu trò chuyện với công cụ này thay vì tìm kiếm thông tin trên google. Với sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, các câu hỏi thắc mắc của người sử dụng đã được trả lời chỉ sau vài giây.
Nhà khoa học AI tại Meta Yann LeCun, nhà khoa học AI tại Meta và giáo sư tại Đại học New York cho rằng: Chat GPT không phải là một tiến bộ khoa học đặc biệt thú vị và gọi ứng dụng này là “bản thử nghiệm hào nhoáng” do các kỹ sư xây dựng. Trong khi đó, chuyên gia Haomiao Huang của Kleiner Perkins, công ty đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, cảnh báo trên trang tin công nghệ Ars Technica: Khi làm việc với các mô hình AI này, bạn phải nhớ rằng chúng là máy đánh bạc chứ không phải máy tính. Còn Jason Davis, giáo sư nghiên cứu tại Đại học Syracuse, khẳng định cuộc cách mạng thực sự chính là tạo ra cuộc trò chuyện như giữa người với người. Davis nói: Mô hình đó rất quen thuộc, nó giống như một cuộc trò chuyện và giống như việc đưa ra một yêu cầu tìm kiếm trên Google.
End of content
Không có tin nào tiếp theo