Khoa học - Công nghệ

Nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng” (mã số KC.05/16-20) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, làm chủ và nâng cao trình độ công nghệ trong những lĩnh vực năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.

Tập đoàn Hương Sen giới thiệu dự án tổ hợp kinh tế tuần hoàn tại Thái Bình / Sau hai lần hoãn, dự kiến vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ được phóng lại vào ngày 7/11/2021

Chương trình góp phần phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng - Ảnh minh họa

Chương trình góp phần phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng - Ảnh minh họa

Đây là một trong 7 chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 do Bộ KH&CN chủ trì và quản lý.

TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Chủ nhiệm Chương trình cho biết, Chương trình có 23 nhiệm vụ KH&CN, gồm 20 đề tài khoa học và 3 dự án sản xuất thử nghiệm. Đến nay, Chương trình đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu, nội dung nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu đạt được các chỉ tiêu đề ra trong khung Chương trình.

Chia sẻ về những kết quả nổi bật, TS. Trần Chí Thành cho biết, Chương trình đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc chuẩn bị đầu tư xây dựng thành công Trung tâm KH&CN hạt nhân với lò nghiên cứu mới; xây dựng thành công và đưa vào vận hành Mạng lưới quan trắc phóng xạ, ứng phó sự cố hạt nhân quốc gia.

Chương trình góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và năng lực tư vấn thẩm định của Việt Nam trong các nhiệm vụ liên quan đến phát triển năng lượng nguyên tử của đất nước; hỗ trợ tiếp thu, làm chủ, chuyển giao và phát triển công nghệ trong lĩnh vực ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và môi trường, an toàn hạt nhân theo lộ trình đặt ra của các quy hoạch chi tiết phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế-xã hội và định hướng quy hoạch phát triển năng lượng nguyên tử đến năm 2030.

Cùng với đó, Chương trình đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có thể ứng dụng trong các ngành kinh tế kỹ thuật như: Các sản phẩm dược chất phóng xạ với độ tính sạch cao ứng dụng trong công nghệ sản xuất thuốc điều trị và chuẩn đoán ung thư chủ động sản xuất trong nước, giảm bớt nhập khẩu; các chế phẩm sinh học cho độ tinh sạch cao ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng năng suất của sản phẩm thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ gạo, tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước, chủ động trong sản xuất thực phẩm ăn kiêng, giảm ngoại tệ nhập khẩu…

Đối với lĩnh vực năng lượng truyền thống, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, Chương trình đã góp phần phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng một xã hội sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường.

 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng bày tỏ ấn tượng về kết quả của Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc hóa dầu về “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển phụ gia đa năng, giải pháp hiệu quả trong tiết kiệm năng lượng”, cũng như các kết quả nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu hạt nhân…

Quan điểm về công tác quản lý của Bộ KH&CN trong thời gian tới là định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Để các sản phẩm của Chương trình được chuyển giao vào sản xuất thì bản thân các nhà khoa học phải có những đề xuất trong công tác nghiên cứu và các doanh nghiệp đặt đầu bài cho các nhà khoa học. Bên cạnh đó, Chương trình nên có những nghiên cứu dự báo trong tương lai, những vấn đề về năng lượng của đất nước và thế giới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm