Facebook sắp tự phá bỏ… chính mình?
Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Việt Nam sẽ trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển AI trên thế giới / Phát hiện nguy cơ tấn công mạng doanh nghiệp bằng trí tuệ nhân tạo
Tương lai của Facebook sẽ là Meta? Nhưng Meta là gì?
Thực tế, Facebook có lẽ là ví dụ thành công nhất về một công ty công nghệ toàn cầu đang áp dụng lý thuyết đổi mới gián đoạn của Clayton Christensen. Cụ thể, để cạnh tranh trong một thị trường mới, bạn phải thay đổi hoàn toàn những gì bạn làm, cách bạn làm và quan trọng là giá trị của bạn. Facebook đã trải qua toàn bộ chu kỳ này khi xoay trục sang các ứng dụng nhắn tin, và bây giờ Facebook sắp làm lại tất cả.
Quyết định thay đổi tên gọi sang Meta của Facebook có một sự đối xứng rõ ràng với chiến lược ứng dụng nhắn tin - diễn ra gần mười năm kể từ ngày ra mắt cửa hàng ứng dụng Facebook Messenger. Khi Facebook ra mắt vào năm 2004, thế giới truyền thông xã hội lúc đó vẫn bị chi phối bởi trải nghiệm máy tính để bàn, như MySpace và GeoCities. Nhưng Facebook là sản phẩm của thời đại và thế hệ của nó. Vào đầu thập kỷ sau, thế giới thay đổi, tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới tập trung vào thiết bị di động - một cơ hội mà Evan Spiegel đã nắm bắt, ra mắt Snapchat vào năm 2011.
Với tư cách là nền tảng xã hội thống trị, Facebook có thể dễ dàng “tác chiến” một cách an toàn, phát triển một loạt các đổi mới “đủ tốt”, duy trì và cố gắng đi trước một bước trong cuộc cạnh tranh ồn ào, nhưng tương đối nhỏ, tập trung vào thiết bị di động. Không chỉ thế, Facebook còn làm một điều mà những công ty lâu đời hiếm khi làm được - đó là quyết định cạnh tranh trực tiếp với chính nó. Facebook đã quyết định phá vỡ chính mình trước khi bị phá vỡ bởi cuộc cạnh tranh.
Metaverse là … chương tiếp theo của Facebook
Để thực sự thúc đẩy sự thay đổi mang tính chuyển đổi, bạn cần phải thay đổi toàn bộ công ty và các giá trị của mình, điều này thường có thể đạt được tốt nhất khi mua lại công ty hoặc thành lập các bộ phận mới, để họ có thể học cách suy nghĩ và hành xử khác biệt. Xét cho cùng, với tư cách là một công ty, bạn phải ứng phó với sự thay đổi theo một cách mạnh mẽ, bởi vì cho đến nay, cách làm việc theo lối mòn đã được thiết lập sẽ khiến bạn bị tụt lại phía sau. Vì vậy, vào năm 2012, Facebook đã mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD. Ban đầu Instagram được điều hành như một đơn vị riêng biệt. Sau đó, Facebook mua WhatsApp vào năm 2014 với giá 19,3 tỷ USD.
"Metaverse" là một thế giới ảo mà Zuckerberg muốn xây dựng cho Facebook?
Nếu Facebook Meta đi theo con đường tương tự như chiến lược metaverse đối với các ứng dụng nhắn tin, thì sẽ có một vài thương vụ thâu tóm và sáp nhập lớn sắp xảy ra.
Facebook phiên bản thực tế ảo
Bỏ qua những rủi ro và trách nhiệm xã hội, sự chuyển đổi sang metaverse đại diện cho một sự thay đổi mô hình rộng lớn hơn trong thế giới giải trí kỹ thuật số và kết nối. MIDiA gọi đây là “Web chìm” và trên thực tế, thông báo đổi tên thành Meta của Facebook là sự xác nhận gọn gàng tiêu đề của báo cáo Dự đoán năm 2021: "Năm của Web chìm”.
Nghe có vẻ rất khó hiểu song nếu tuân theo bản thiết kế 2011-2014 của Facebook, mạng xã hội sẽ trở thành người chơi metaverse thống trị. Mặc dù Metaverse bắt nguồn từ rất nhiều trò chơi và trong khi Meta đang đặt cược lớn vào một tương lai không chỉ có trò chơi, thì chắc chắn rằng một số động lực và trải nghiệm chơi game vẫn sẽ là một phần tương lai của metaverse.
Zuckerberg nói, ông chọn tên gọi Metavì ý nghĩa của nó trong tiếng Hy Lạp là “vượt ra ngoài". Điều đó ám chỉ "Metaverse" là một thế giới ảo mà Zuckerberg muốn xây dựng cho Facebook. Đáng nói, Metaverse còn được nhiều người hình dung như là một phiên bản thực tế ảo (VR). Và Zuckerberg cũng nhấn mạnh đây là một sản phẩm lâu dài.
Metaverse có thể là một thế giới ảo mà mọi người có thể chơi game, làm việc và giao tiếp, thường sử dụng tai nghe VR.Câu hỏi đặt ra, liệu điều đó có nghĩa tương lai Facebook sẽ không còn là mạng xã hội nữa hay không?
End of content
Không có tin nào tiếp theo