Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp: ‘Chìa khóa đón đầu’ giai đoạn phát triển mới
Địa chí Yên Khánh: Công trình khoa học khơi gợi niềm tự hào quê hương / Virus mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây tổn thương não
Cùng với xu thế chung, doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước tiến khi được hỗ trợ, tiếp cận với công nghệ hiện đại mang lại những hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấy rõ. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ dù hiểu rõ vai trò của công nghệ nhưng gặp không ít thách thức để nâng cao năng lực khi nguồn lực còn nhiều hạn chế.
Nắm ưu thế thị trường khi chủ động trước công nghệ mới
Nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của địa phương và doanh nghiệp để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên bản địa, tiềm năng lợi thế địa phương kể đến hàng đầu chính là ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ hiệu quả.
Tại Hội thảo Khoa học trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo – Techfest 2024 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, TS. Dương Tuấn Anh – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng: “Nếu doanh nghiệp không thích ứng nhanh, tận dụng lợi thế của công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ưu hóa sản xuất sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại”.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh hỗ trợ để những công nghệ góp phần tạo điều kiện mạnh mẽ cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Tiêu biểu, PGS.TS Phạm Xuân Mai - cố vấn cao cấp của dự án Kim Long Motor - cho biết bên cạnh xu hướng Net Zero kinh tế xanh – tuần hoàn dùng nguồn năng lượng sạch thì xu hướng tất yếu là chuyển đổi số với công nghệ số hóa, đó là số hóa dữ liệu, quy trình, mô hình kinh doanh và hoạt động.
Theo PGS.TS Phạm Xuân Mai đánh giá năng lực tiếp thu chuyển giao công nghệ tự động hóa tại Kim Long Motor thể hiện ở kỹ thuật và năng lực của người vận hành, công nghệ trong việc đổi mới quy trình, phầm mềm, tài liệu và cơ cấu tổ chức.
Điển hình của việc tự động hóa vận hành có hiệu quả cao đó là tự động hóa thân xe bus với robot hàn khung xương, xưởng lắp ráp khung xương với đồ gá tự động tùy chỉnh. Hay tự động hóa lắp ráp xe bus với tay máy lắp bánh xe, hệ thống nâng hạ thân xe bus, xưởng lắp ráp hoàn chỉnh xe bus băng tải tự động.
Xu hướng nhà máy thông minh và nhà máy số sẽ tạo ra nhà máy xanh để phát triển bền vững.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới trong sản xuất, kinh doanh, vận hành để thích ứng môi trường thông qua đổi mới công nghệ, tự động hóa hoàn toàn tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất như nhà máy xi măng Đồng Lâm, Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế, Scavi Huế…
Ví dụ lĩnh vực cấp nước của Công ty cấp nước Thừa Thiên Huế hiện ứng dụng hệ thống SCADA nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất và cung cấp nước sạch, quản lý chất lượng và lượng nước tiêu thụ, vận hành, máy móc thiết bị.
Hay lĩnh vực may mặc, công ty Scavi Huế, công ty dệt may Huế và nhiều công ty dệt may khác tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động đầu tư thêm máy móc, dây chuyền hiện đại, xây dựng các phương án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tác.
Để làm được điều đó, cơ chế chính sách hỗ trợ có vai trò tạo “lối mở” tiên quyết: từ các nghị quyết về hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ đến các cuộc thi, đề án Cố đô khởi nghiệp không ngừng tạo điều kiện và cổ vũ cho doanh nghiệp làm mới mình.
Với nhiều điểm sáng, năm 2023, Thừa Thiên Huế đạt chỉ số PII đổi mới sáng tạo cấp địa phương xếp thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, xếp thứ 14 trong toàn quốc.
“Nghiên cứu xuất sắc phải là nghiên cứu được thẩm định bởi thị trường khi thương mại hóa. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ - Thừa Thiên Huế xác định đặt doanh nghiệp là trọng tâm của hoạt động ứng dụng Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp”.
TS Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ quan điểm xuyên suốt, Thừa Thiên Huế hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện đồng thời, kiến tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, khai thác sáng chế/giải pháp hữu ích và thương mại hóa sản phẩm…
Thách thức và vận hội
TS Dương Tuấn Anh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - cho rằng kết quả đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trên cả nước nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Theo vài số liệu khảo sát mới đây, chỉ có gần 23% số doanh nghiệp được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ.
“Chúng tôi thấy nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong khi cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các hỗ trợ khác chưa thật sự linh hoạt để doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Các tổ chức làm nhiệm vụ môi giới và dịch vụ trong thị trường công nghệ để kết nối giữa nguồn cung và cầu công nghệ còn hạn chế”, ông Dương Tuấn Anh cho biết.
Các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và siêu nhỏ tình trạng sử dụng công nghệ lạc hậu, chưa chủ động tiếp cận cộng nghệ dẫn đến năng suất lao động quá thấp so với các nước trong khu vực, thường xuyên gặp khó về tài chính và nhân lực yếu kém… tạo ra trở lực trong thu hồi vốn, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Trăn trở với việc tăng cường năng lực hấp thụ công nghệ cho các doanh nghiệp, TS Hồ Thắng – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - nhận định: “Nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp thiếu đất sản xuất. Không có đất sản xuất làm sao dám đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại…”.
Với số lượng 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90% năng suất, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao do tiềm lực công nghệ hạn chế làm hạn chế, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị.
TS Hồ Thắng cũng nói về trình độ công nghệ các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI chủ động đầu tư công nghệ tiên tiến, tự động khóa các khâu sản xuất, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, nghề truyền thống lại vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, ô nhiễm môi trường lớn.
Trong khi doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI (dệt may, rượu, mè xửng, thủy sản) hàng hóa xuất khẩu được sang các thị trường khó tỉnh như EU, Mỹ, Nhật thì doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang tiêu thụ nội địa là chính.
“Đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo”.
Ông Nguyễn Mai Dương – Cục trưởng Cục phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Qua đó, Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới sáng tạo kiến nghị tiếp tục tăng cường phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế trong nâng cao trình độ, năng lực công nghệ cho doanh nghiệp và tổ chức trung gian, cán bộ tham gia hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới sáng tạo. Phối hợp trong thực thi chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ…
Tại Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung – Techfest 2024, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng Thừa Thiên Huế sẽ là điểm đến thu hút các nguồn lực khởi nghiệp sáng tạo, nơi để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế khởi nghiệp.
“Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và cùng với TP Đà Nẵng xây dựng mô hình trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học công nghệ”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Giai đoạn 2019 – 2024, Thừa Thiên Huế thực hiện 14 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; thực hiện hàng loạt Dự án nông thôn miền núi với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao nhiều quy trình công nghệ vào các mô hình sản xuất; xây dựng, quản lý phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm Thanh Trà, Hoàng Mai… làm thay đổi diện mạo của nhiều sản phẩm mang thương hiệu Huế.
Thừa Thiên Huế phát triển, hỗ trợ 9 dự án Khoa học công nghệ từ Nghị quyết 22/2020/NĐ-HĐND về phát triển tài sản trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng để nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, nhận 163 hồ sơ của các tổ chức, cá nhân. Tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với 24 dự án đầu tư tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn.
Hiện, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành 5 doanh nghiệp khoa học công nghệ đưa vào hoạt động sàn giao dịch công nghệ và điểm kết nối cung cầu công nghệ tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ. Nhiều chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ gắn với chuỗi giá trị, tạo giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn cung hàng hóa Khoa học và công nghệ trên thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo