Nên kết hợp các loại vaccine COVID-19 như thế nào?
“Chấm điểm” vaccine phòng COVID-19 made in VietNam / Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Đức và châu Âu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 khác Việt Nam như thế nào?
Sau gần hơn 1 năm kể từ vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới của hãng Pfizer/BioNTech được FDA ở Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi cuối năm 2020, hiện nay đã có rất nhiều vaccine của các hãng, các quốc gia khác nhau cũng đã được cho phép sử dụng khẩn cấp ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngay sau đó, việc trộn vaccine giữa các hãng khác nhau cũng đã được quan tâm từ rất sớm vì nhiều lý do. Chẳng hạn như đến thời điểm tiêm liều thứ 2 nhưng do nguồn cung cấp vaccine không đủ nên không có đúng loại vaccine đã tiêm ở liều đầu tiên. Tình huống này đã xảy ra ở nhiều nước Châu Âu hồi đầu năm 2021 và hiện nay là Việt Nam. Hoặc khi mũi vaccine đầu tiên gây phản ứng phụ quá nặng và nguy hiểm cho người tiêm, bắt buộc phải sử dụng mũi 2 bằng loại vaccine khác. Việc trộn lẫn các loại vaccine cũng nhằm tăng hiệu quả của các loại vaccine kém hiệu quả.
Vaccine hoạt động dựa trên cơ sở “dạy hệ miễn dịch” của chúng ta cách nhận biết virus thật như thế nào. Hầu hết các vaccine sử dụng hiện nay đều được thiết kế với 2 liều tiêm ngừa, ngoại trừ vaccine Johnson&Johnson chỉ tiêm 1 liều duy nhất. Hai liều vaccine này thường được tiêm cách nhau tối thiểu 3 tuần và dài nhất là 12 tuần, giống như việc dạy 2 lần sẽ giúp nhớ lâu hơn.
Nên kết hợp các loại vaccine COVID-19 như thế nào?
Câu hỏi hiện nay về việc trộn lẫn hai liều vaccine của hai hãng khác nhau có được không? Nhiều người có thể nghĩ đơn giản là vaccine nào cũng hướng đến việc phòng ngừa bệnh COVID-19, do vậy chuyện trộn lẫn vaccine là chuyện hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, câu trả lời không hoàn toàn đơn giản, đối với các nhà khoa học thì câu hỏi này cần được trả lời bằng “kết quả thực nghiệm”.TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu City of Hope, California, Mỹ đã có bài viết phân tích về chiến lược kết hợp vaccine COVID-19, dựa trên những nguồn thông tin và nghiên cứu được đăng trên các ấn phẩm nước ngoài như science.org, medrxiv.org, papers.ssrn.com và nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc tiêm vaccine bằng những liều vaccine giống nhau vẫn được khuyến cáo là “ưu tiên hàng đầu” và hầu hết các nước trên thế giới chỉ tiến hành việc trộn vaccine khi thực sự cần thiết, đặc biệt là “phải dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể”.
Cho đến nay các kết quả về nghiên cứu kết hợp vaccine bắt đầu có nhiều hơn để các tổ chức y tế trên thế giới tham khảo và định hướng cho chiến lược vaccine của các nước.
Kết hợp vaccine COVID-19 của AstraZeneca và vaccine mRNA
Số liệu nghiên cứu trộn lẫn giữa vaccine COVID-19 của AstraZeneca và vaccine mRNA của Pfizer/BioNTech có thể được xem là nhiều nhất hiện nay. Trong những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sau liều 1 bằng vaccine của AstraZeneca với liều 2 của Pfizer/BioNTech có thể sẽ tạo ra các phản ứng miễn dịch mạnh hơn (được đo bằng lượng kháng thể trong máu) so với 2 liều AstraZeneca.
Ngoài ra, nếu 2 liều này cách nhau khoảng 4 tuần thì việc kết hợp của AstraZeneca và Pfizer/BioNTech có thể làm tăng triệu chứng phụ nhưng theo nghiên cứu của nhóm Belda-Iniesta ở Tây Ban Nha, nếu khoảng cách 2 liều là trên 8 tuần hoặc từ 10-12 tuần, theo nghiên cứu của nhóm Leif Erik Sander ở Đức, thì triệu chứng phụ không đáng kể và thậm chí còn tăng hiệu quả của vaccine. Những kết quả nghiên cứu này đã giúp nhiều nước như Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Canada, Đức, Pháp, Na Uy và Đan Mạch… định hướng cho việc tiêm trộn vaccine của AstraZeneca và Pfizer/BioNTech.
Ngoài ra, việc kết hợp giữa vaccine của AstraZeneca và Moderna tuy không nhiều như Pfizer/Biotech những cũng cho kết quả tương tự. Một nghiên cứu đã tiến hành trên nhóm nhỏ (88 người) các tình nguyện viên là nhân viên y tế ở Thụy Điển. Trong nghiên cứu này, tất cả người tham gia điều đã được chích mũi 1 là vaccine của AstraZeneca và được nhận liều 2 là vaccine cùng loại hoặc vaccine mRNA của Moderna với thời gian giữa 2 liều là 9-12 tuần. Kết quả cho thấy những người được chích mũi Moderna liều 2 có nhiều kháng thể hơn rõ rệt so với những người chích vaccine cùng loại, dù rằng họ cũng cho thấy có vẻ có phản ứng phụ nhiều hơn.
Trộn vaccine Sinopharm, Sinovac và vaccine phương Tây
Các nghiên cứu khoa học về việc trộn liều vaccine với vaccine Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế, chứ không nhiều và đa dạng như các nghiên cứu trộn liều của vaccine AstraZeneca và vaccine mRNA.
Một nghiên cứu hiếm hoi về chiến lược kết hợp vaccine này là của nhóm các nhà khoa học ở Thái Lan đăng trên trang MedRxiv cách đây không lâu. Nghiên cứu cho thấy những người được chích 2 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca có mức kháng thể cao hơn so với những người được chích 2 liều vaccine Sinovac, việc kết hợp tiêm liều 2 là vaccine của AstraZeneca cho những người đã tiêm liều 1 là vaccine Sinovac cho thấy có thể giúp đẩy mức kháng thể lên tương đương với hai liều AstraZeneca.
Trộn 2 loại vaccine Pifzer/BioNTech và Moderna
Tuy nhu cầu của việc trộn liều này không nhiều nhưng cũng xảy ra ở một số trường hợp mà nguồn cung cấp các loại vaccine không đồng đều, thiếu hụt. Đáng tiếc là vì nhu cầu không cao nên hiện nay chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn và hiệu quả khi chích trộn 2 loại vaccine này.
Theo thông tin của CDC (Mỹ) thì họ nhấn mạnh là "dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của việc trộn liều này chưa được đánh giá. Cả hai liều cần phải được hoàn thành với cùng một loại vaccine". Tuy nhiên, CDC cũng đưa một hướng giải quyết đó là: "Trong các tình huống ngoại lệ khi tiêm liều 1 là vaccine mRNA, và gặp khó khăn về nguồn cung, thì bất kỳ vaccine mRNA COVID-19 hiện có nào đều có thể được sử dụng làm mũi 2 với thời gian cách mũi đầu tối thiểu 28 ngày để hoàn thành việc tiêm chủng".
Nói tóm lại, vì lý do “an toàn” và “hiệu quả” của các loại vaccine COVID-19 hiện nay, việc trộn liều vaccine nên được hạn chế tối đa, chỉ nên làm khi “không có sự lựa chọn khác” và các chiến lược trộn liều vaccine nên dựa trên “các bằng chứng khoa học thực nghiệm cụ thể”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ra mắt ứng dụng 'Sáng kiến Hưng Gia', kết nối các thế hệ và phát triển văn hoá gia tộc Việt
Hà Nội ban hành kế hoạch thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID
Liên kết đào tạo với doanh nghiệp ngoại: Đòn bẩy bứt phá ngành bán dẫn
Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo