Ngủ gặp ác mộng sẽ có lợi cho sức khỏe
Những bức ảnh "chụp lại giấc mơ", đẩy trí tưởng tượng lên cực độ / Giấc mơ bạo lực là dấu hiệu của những bệnh về não trong tương lai
Hầu hết chúng ta trong cuộc đời đều từng gặp ác mộng, chẳng hạn như mơ thấy bản thân đang bị săn đuổi, bị tấn công hoặc đang đối diện với thứ gì đó vô cùng ghê rợn, ... cho tới khi tỉnh dậy trong hoảng sợ và mồ hôi vã ra như tắm. Các chuyên gia cho biết, hiện tượng này là bình thường và đôi khi có lợi cho chính những người gặp ác mộng.
Theo đoạn video mới nhan đề "The Good Side of Bad Dreams" ("Mặt tốt của những giấc mơ tồi tệ") đăng tải trên tạp chí New York, một số nhà nghiên cứu giấc ngủ cho rằng, các giấc mơ tồi tệ đóng vai trò như một dạng giải phóng cảm xúc, cho phép chúng ta giải tỏa những căng thẳng và lo lắng đang ám ảnh bản thân trong cuộc sống, lúc tỉnh thức.
"Những thứ khiến chúng ta lo âu nhất khi tỉnh thức, tiếp tục quấy nhiễu chúng ta khi ngủ. Trong lúc ngủ, bộ não thâu tóm các nỗi sợ hãi trừu tượng và biến chúng thành những câu chuyện dưới dạng cơn ác mộng. Khi gặp ác mộng và tỉnh dậy, bạn nhớ rõ nó cứ như nó thực sự đã xảy ra với bạn, dù nó hoàn toàn không có thực", trích lý giải trong video.
Cơ chế hoạt động của quá trình trên diễn ra như sau: Cơn ác mộng về cơ bản nắm bắt một nỗi sợ hãi và biến nó thành một ký ức. Điều đó tương đối hữu ích, do với trí não, các ký ức dễ đối phó hơn so với các lo âu mơ hồ hiện hữu về thế giới quanh chúng ta. Dù đáng sợ, các ký ức vẫn đại diện cho những thứ đã xảy ra trong quá khứ và chúng ta không cần phải lo lắng về chúng trong hiện tại. Nói một cách khác, ác mộng giúp tách xa chúng ta khỏi các nỗi lo lắng ám ảnh.
Vì vậy, nếu bạn nằm trong số 8% người trưởng thành thỉnh thoảng vẫn gặp ác mộng khi ngủ, đừng lo lắng quá nhiều về chuyện đó. Đây chỉ là cách bộ não của bạn dẹp bỏ các lo sợ phía sau bạn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để cơn ác mộng ngăn cản bạn tiếp tục say giấc nồng, vì điều này mới thực sự gây ra các vấn đề cho bạn. Các nhà nghiên cứu phát hiện, việc thiếu ngủ có liên quan chặt chẽ đến các rối loạn tâm thần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Ảnh minh họa