Khoa học - Công nghệ

Những 'bom tấn, bom xịt' của giới công nghệ trong thập kỷ qua

Apple Watch chỉ mất 2 năm để trở thành mẫu đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe bán chạy nhất thế giới.

Samsung sẽ trang bị màn hình kính siêu mỏng cho Galaxy Fold 2 / 5 smartphone cận cao cấp đáng chú ý năm 2019

Trong 10 năm qua, thế giới công nghệ đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, có cả những điều tích cực, bùng nổ, rồi bê bối - những ý tưởng công nghệ vụt sáng thành tiên phong cho tương lai, và cả những sản phẩm, thiết bị phải ngậm ngùi xếp xó trong bẽ bàng. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những bom tấn, bom xịt trong thập kỷ qua của giới công nghệ.

Không ngạc nhiên khi Apple đều chiếm ưu thế trong danh sách những sản phẩm công nghệ ấn tượng nhất thập kỷ này. Dẫn đầu là iPad (ra mắt năm 2010), thiết bị trở thành khuôn mẫu cho máy tính bảng, với màn hình cảm ứng đa điểm, không bàn phím vật lý và hệ điều hành riêng. Còn Apple Watch chỉ mất 2 năm để trở thành mẫu đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe bán chạy nhất thế giới. Tai nghe không dây Airpods tiếp tục là một bước đi táo bạo của Apple khi loại bỏ chân cắm tai nghe vật lý. Cả 2 sản phẩm này đều đóng góp đáng kể cho doanh thu của một Apple đang cố không còn phụ thuộc vào iPhone.

Apple Watch chỉ mất 2 năm để trở thành mẫu đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe bán chạy nhất thế giới.

Apple Watch chỉ mất 2 năm để trở thành mẫu đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe bán chạy nhất thế giới.

Năm 2014, loa thông minh Echo tích hợp trợ lý ảo Alexa chứng minh nói chuyện với máy móc không phải là điều kỳ quái. Google, Microsoft và Apple đều nhanh chân tạo ra loa thông minh của riêng mình nhưng tất cả các ông lớn này đều bị nghi ngờ dùng chính thiết bị này để thu thập dữ liệu thoại của người dùng.

Xe điện Tesla Model S là trường hợp đặc biệt, bởi nó có doanh số thấp nhất trong số những sản phẩm trong danh sách này. Nhưng sức ảnh hưởng của Tesla Model S đã đẩy xe điện lên ngôi của vương của ngành công nghiệp ôtô tương lai, đặt ra những tiêu chuẩn mới cho tính năng tự lái.

Cut the cord - hay cắt dây cáp, là cụm từ gắn liền với xu hướng người xem dần từ bỏ truyền hình truyền thống. Các dịch vụ phát nội dung trực tuyến như Netflix, Hulu đã không chỉ lôi kéo người xem từ truyền hình truyền thống, mà còn dẫn đến sự cạnh tranh nảy lửa với những dịch vụ mới nhập cuộc như DisneyPlus và Apple Plus.

Sự ra đời của TikTok vào năm 2016, đánh dấu bước ngoặt trong thói quen dùng mạng xã hội của người dùng, nhất là trong thời điểm họ đã mất niềm tin vào Facebook. Theo giới phân tích, những tiến bộ công nghệ như camera rõ nét hơn, công nghệ thực tế tăng cường (AR), cho đến kết nối mạng đủ nhanh để đăng tải nội dung, hình ảnh chỉ trong vài giây, đã làm thay đổi xu hướng kết nối trên internet.

 

Ở thời điểm cuối năm 2019, khoảng 40 nhà mạng ở 22 quốc gia đã cung cấp dịch vụ 5G. Dự kiến đến cuối năm sau, con số đó sẽ tăng hơn gấp đôi. Mạng 5G cũng sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng máy bay không người lái và xe không người lái, cho phép kết nối thông suốt, một yếu tố quan trọng để kiến tạo thành phố thông minh.

Nhưng bên cạnh những sản phẩm gây tiếng vang lớn, cũng có không ít bê bối mà giới công nghệ chỉ muốn rơi vào quên lãng như TV 3D, màn hình cong quá đắt đỏ và không thực tế, công nghệ màn hình gập đến gãy chỉ sau vài ngày và cả những chỉ trích không ngớt về hành vi thu thập và bán lại dữ liệu người dùng thiếu minh bạch.

Tuy nhiên, mỗi thất bại đều có thể là tiền đề cho những cải tiến. Năm 2020 được dự báo sẽ là thời điểm thử sức cho những công nghệ đã bắt nguồn từ 2019 như mạng 5G, thành phố thông minh, Và những ý tưởng này sẽ thành hay bại sẽ là câu chuyện của cuối năm sau.

Bảng giá điện thoại.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm