Phát hiện thiên hà lâu đời nhất vũ trụ
Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện một thiên hà được các nhà khoa học tin là lâu đời nhất và xa nhất từng được khám phá cho tới nay, cách Trái đất của chúng ta khoảng 13,2 tỷ năm ánh sáng.
Nguồn gốc vàng trong vũ trụ và những tiết lộ mới gây chấn động / Bí ẩn những điều khủng khiếp tại vùng đất chôn xác hàng trăm tàu vũ trụ
Thiên hà UDFj-39546284 mới được phát hiện có kích thước bằng 1/100 dải Ngân Hà của chúng ta. Ảnh: NASA.
Phát hiện mới nhất này có thể giúp các nhà khoa học quan sát được quá hình thành của các thiên hà khi vũ trụ của chúng ta còn trẻ. Lí do là, trong giai đoạn từ 480 - 650 triệu năm sau vụ nổ Big Bang, tốc độ hình thành các ngôi sao trong vũ trụ nhanh gấp 10 lần so với hiện nay.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Garth Illingworth, chuyên gia về thiên văn học thuộc trường Đại học California (Mỹ), cho biết: “Chúng ta thậm chí đang tiến rất gần tới khả năng tìm thấy những thiên hà lâu đời hơn, được hình thành khoảng 200 hay 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang”.
Tuy nhiên, để tìm thấy những thiên hà lâu đời hơn thiên hà UDFj-39546284, các nhà khoa học nhận định, chúng ta cần phải chờ cho tới khi kính viễn vọng James Webb được đưa vào hoạt động thay thế cho kính viễn vọng Hubble.
Kính viễn vọng Hubble được phóng lên vũ trụ vào năm 1990 và hoạt động bên ngoài bầu khí quyển của Trái Đất. Kính viễn vọng này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằm bắt được ánh sáng yếu ớt từ những giai đoạn đầu của vũ trụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo